ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA LOÀI MUỖI - Trang 128

Khi đã lấy lại sức mạnh, muỗi hổ tiếp tục tấn công thế giới tự do.
Ngay vào năm 1985, người ta đã thấy nó xuất hiện ở Mỹ. Từ đây, nó dễ

dàng xâm lược toàn khu vực châu Mỹ qua Mexico, Guatemala, Honduras,
Panama…

Chỉ chưa đầy một năm sau đó, nó tới được Brazil, và Argentina…
Chinh phục xong các vùng đất này, nó quay lại tấn công châu Âu lần

thứ hai, qua Ý (đầu những năm 1990), sau đó sang Tây Ban Nha, trước khi
tới Pháp.

Muỗi hổ là một lữ khách khôn khéo.

Để di chuyển, nó luôn thay đổi phương tiện. Bằng tàu thủy, hoặc máy

bay, tại sao không? Nhưng không chỉ dùng một thủ thuật duy nhất, nó có thể
sử dụng đến các bãi chứa lốp xe cũ chẳng hạn. Trong những chiếc lốp xe cũ
chắc chắn sẽ có nước đọng, và gần như không bao giờ có thể đổ sạch đi
được. Còn nơi nào tốt hơn để đẻ trứng? Vả lại, trứng của muỗi hổ, cũng như
bất kỳ loài muỗi nào thuộc chi Aedes, thường được bọc trong một lớp vỏ
kitin: một chất bền, dai và không thấm nước. Nó bảo vệ trứng trước mọi tình
trạng khô hạn. Nên có thể yên tâm chờ cả nhiều tháng trước khi nở thành ấu
trùng.

Thế tình dục đóng vai trò gì trong tất cả những chuyện này?

Một câu hỏi cứ lởn vởn nhưng không ai thực sự dám đặt ra, vì câu trả

lời sẽ khiến người ta lo ngại.

Chúng ta đồng ý một điều: chính lũ muỗi, những con muỗi Aedes xấu

xa, và trước hết là những con muỗi aegypti rất độc, thường là những kẻ
truyền virus.

Nhưng liệu một người mang virus Zika có thể truyền trực tiếp virus này

cho một người khác hay không? Nói cách khác, ít tế nhị hơn: virus này có
truyền qua đường tình dục không?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.