ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA LOÀI MUỖI - Trang 15

Ngay từ năm 1579, bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng Ambroise Paré đã nhận

thấy một vết thương ở đầu lành rất nhanh khi có dòi bò trên đó.

Trong suốt ba thế kỷ sau đó, các bác sĩ vẫn tiếp tục ngạc nhiên trước

hiện tượng có vẻ phản tự nhiên đó.

Phải đợi đến Chiến tranh Thế giới thứ nhất 1914-1918, một bác sĩ phẫu

thuật người Mỹ tên là William Baer, khi cùng ra chiến trường với quân
Đồng Minh, đã quyết định nghiên cứu cơ chế chữa lành vết thương thần kỳ
đó. Ông phát hiện ra rằng đám dòi, buồn thay, lại không chỉ ăn phần mô bị
tổn thương…

“Loài nhặng xanh đã được chọn, vì chúng chỉ ăn các mô chết.
Trong nước bọt do dòi (…) tiết ra có chứa một hợp chất trong đó một

số chất có tác dụng diệt vi khuẩn, một số chất khác ức chế sự phát triển của
vi khuẩn, một số chất khác nữa giúp các mô nhanh liền sẹo. Những mô bị
hoại tử sẽ được nước bọt do dòi tiết ra làm tiêu đi và bị phá hủy, mặc dù
chứng không ăn các mô này. Khi nuốt chất nhầy đó, dòi cũng ăn vào một
lượng lớn vi khuẩn, và tiêu hủy các vi khuẩn đó trong ống tiêu hóa. Cuối
cùng, khi dòi bò liên tục trong vết thương, chúng làm khô dịch huyết thanh
rỉ ra từ các mô bệnh và kích thích các mô lành nhanh liền sẹo.

Đây là cơ chế giải thích sự thành công của phương pháp trị liệu bằng ấu

trùng

*

.”

* * *

Tôi quay trở lại Bảo tàng, vào văn phòng của Buffon, và hỏi Gilles

Bœuf câu hỏi tôi trăn trở mãi:

“Giờ tôi biết được khả năng của côn trùng rồi. Nhưng, dẫu sao côn

trùng cũng có tới tám triệu loài, còn động vật xương sống chúng ta chỉ có
tám nghìn loài! Làm sao chúng lại thành công kinh khủng thế được?”

Suýt chút nữa thì thầy tôi đã ôm lấy tôi vì câu hỏi của tôi làm thầy rất

khoái chí.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.