Ở nhiều loài bướm khác, nhộng bướm không lớn lên trong kén. Nhiều
nghiên cứu đã cho thấy tơ bướm tằm có chứa chất độc hại đối với chúng, và
chúng thải chất độc này ra bằng cách nhả dãi.
Tằm sử dụng chất tiết màu trắng này để xây tổ kén. Và từ tổ kén đó,
con người sản xuất ra những loại tơ lụa mềm mịn nhất.
Phát sáng
Phát quang sinh học là gì?
Về nghĩa từ nguyên, thuật ngữ này chỉ ánh sáng được sinh ra từ sự
sống.
Những bóng đèn hiệu suất cao nhất mà con người sử dụng cũng chỉ
chuyển hóa được ba mươi phần trăm lượng điện cần thiết để chúng hoạt
động thành ánh sáng. Phần điện còn lại sẽ mất đi khi bóng đèn tỏa nhiệt.
Hiệu suất này ở các loài động vật phát sáng cao gấp ba lần: cá nước
sâu, mực ống hay cả… côn trùng.
Ở đom đóm, một tên gọi khác mỹ miều hơn dành cho loài bọ phát sáng,
ánh sáng được phát ra từ phản ứng ôxy hóa một hợp chất do loài này tiết ra,
gồm lưu huỳnh, ni tơ, hydro và các bon. Thay vì sinh nhiệt, phản ứng ôxy
hóa này lại giải phóng các photon, và sinh ra ánh sáng.
Các phản ứng ôxy hóa tập trung tại các tế bào nằm ở phần bụng của
đom đóm, và ngăn cách với các phần còn lại của cơ thể bằng một lớp tinh
thể, lớp tinh thể này phản xạ và khuếch đại ánh sáng phát ra.
Đèn pha do con người phát minh ra cũng chẳng có gì mới.
Ban đêm, một số loài sử dụng cách chiếu sáng này để lựa chọn nơi hạ
cánh tốt nhất.
Nhưng việc ghép đôi mới là nơi các tín hiệu phát sáng thể hiện được
hết các tác dụng của mình. Bằng cách phát sáng, các con côn trùng nhận biết
được nhau, gọi nhau, tiến sát gần nhau, tán tỉnh nhau, giao cấu.
Chữa bệnh