trăm héc ta - ba trăm héc ta thì nghĩa lý gì? Chả là gì, chỉ như một mảnh
giấy bướm -, mà đã có ba nghìn năm trăm loài côn trùng rồi!”
Để không cắt ngang cơn say sưa của ông bạn, tôi phải cố tỏ ra không
hoảng hốt. Con người chúng ta, giống loài chiếm số lượng hiếm hoi trong
cái bầy lúc nhúc đó, có thể kháng cự được đến bao giờ?
Bằng giọng hơi thiếu âm sắc, tôi hỏi bạn tôi những con vật nhỏ bé mắn
đẻ đó đến Trái đất từ khi nào.
“Bốn trăm triệu năm! Những con đầu tiên xuất hiện là con cái của các
loại giáp xác sống ở biển. Nhưng năm mươi triệu năm sau, số lượng của
chúng đã tăng theo cấp số nhân cùng với sự bùng nổ của các cánh rừng ở kỷ
Than đá, một môi trường phù hợp cho sự sinh sôi của chúng.
Hai trăm triệu năm nữa trôi qua và mở ra một cuộc phiêu lưu kỳ diệu
mới của sự sống: sự tiến hóa chéo của thực vật và côn trùng. Trong số đó,
gần hai trăm nghìn loài là côn trùng thụ phấn.”
Gilles Bœuf đã khởi hành chuyến dạo chơi vào thế giới khoa học-thơ
ca của mình. Và đừng hòng ngăn ông lại được nữa.
“Chúng ta cứ dương dương tự đắc vì đã phát minh ra máy bay, nhưng
hãy nhìn con chuồn chuồn mà xem! Tùy từng lúc, nó có thể thay đổi chín kỹ
thuật bay. Khi tăng tốc, cơ thể của nó có thể chịu lực lên tới 3G
mà không
bị ảnh hưởng. Nó có thể bay hàng giờ, với vận tốc có lúc lên tới tám mươi
cây số một giờ mà chỉ tốn vài gam nhiên liệu. Còn tầm nhìn, chuồn chuồn có
thể nhìn thấy đồng thời ba trăm hình ảnh mỗi giây với tầm nhìn 360 độ…”
* * *
Để biết thêm về giống loài chắc chắn là đầy lôi cuốn này, tôi đã làm
một chuyến đi ngắn tới tận sông
, một con sông nhỏ được đặt tên theo
loài hải ly trước đây sống rất đông ở dòng sông này.
Ở đây, bên bờ đầm Minière, chính xác hơn là ở địa chỉ đường Rural 7,
78280 Guyancourt, có trụ sở của OPIE, cơ quan nghiên cứu côn trùng và