Chiến lược của việc chủng ngừa là giúp ngăn ngừa bệnh phát tác sau
khi tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn, nấm…) xâm nhập vào cơ thể, hoặc
nếu từng bị mắc bệnh rồi, việc chủng ngừa sẽ giúp cơ thể chiến đấu tốt hơn.
Nguyên tắc của chủng ngừa là kích thích cơ thể sản sinh ra các vũ khí
tự vệ chuẩn, các kháng thể mạnh, để cơ chế miễn dịch có thể phản ứng
nhanh nhất và hiệu quả nhất khi chúng ta phải đối mặt với tác nhân gây ra
một căn bệnh nặng.
Lại một lần nữa chúng ta thấy rằng chỉ cần bắt chước tự nhiên là được.
Để tạo ra một loại vắc xin, cần phải xác định loại vi sinh vật mà chúng
ta muốn bảo vệ khỏi nó.
Ta có thể sử dụng vi sinh vật đó ở trạng thái còn sống, hoặc đã bị làm
suy yếu, hoặc đã bị diệt; hoặc chỉ lấy một phần, hoặc tạo ra nó bằng công
nghệ biến đổi gen.
Thách thức ở đây là làm sao sử dụng được một kháng nguyên, tức là sử
dụng một yếu tố lạ gây ra phản ứng chống lại trong cơ thể, đủ hiệu quả để
kích thích ứng miễn dịch của cơ thể, nhưng được làm suy yếu ở mức độ đủ
an toàn để không gây bệnh cho người được chủng ngừa.
Khi kháng nguyên đã được đưa vào, cơ thể sẽ có phản ứng giống như
phản ứng thông thường khi có lây nhiễm bằng con đường tự nhiên. Các tế
bào của hệ miễn dịch sẽ tiết ra kháng thể “theo yêu cầu” để diệt kháng
nguyên. Và, vì kẻ xâm nhập đã được lưu hồ sơ, các kháng thể có thể đáp trả
ngay ở lần tấn công tiếp theo.
Kẻ xâm nhập sẽ bị tiêu diệt trước khi nó kịp gây hại.
Tại sao cho đến nay, và bất chấp nhiều thập kỷ nỗ lực nghiên cứu,
chúng ta vẫn khó phát triển được một loại vắc xin ngừa sốt rét?
Khi một người bị mắc sốt rét, người ta không phát hiện ra kháng thể
chống lại ký sinh trùng Plasmodium falciparum trong máu người này. Và
sau khi khỏi bệnh, cơ thể người bệnh cũng không giữ lại bất cứ thông tin gì
của loại ký sinh trùng này. Hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta vô tác dụng vì