mắc chứng quên. Cứ như thể có một cái gì đó, một gen nào đó chẳng hạn,
ngăn nó phản ứng lại.
Trong vô số các dự án liên quan đến vắc xin ngừa sốt rét, duy nhất có
một dự án nhận được sự chấp thuận của Cơ quan Quản lý dược phẩm châu
Âu (EMA) vào năm 2015.
Đây là loại vắc xin hỗn hợp có cái tên bí hiểm RTS, S/ASO1. Vì cơ thể
bị nhiễm ký sinh trùng P.falciparum không có phản ứng miễn dịch nào, nên
cần phải dùng mưu mẹo.
Người ta phân lập từ cơ thể ký sinh trùng bộ phận gây phản ứng miễn
dịch, rồi ghép bộ phận đó với kháng nguyên gây bệnh viêm gan B.
Kết quả thu được là một loại kháng nguyên dạng virus. Nhờ kháng
nguyên viêm gan B được ghép, ứng miễn dịch sẽ được kích thích, vắc xin
này còn phải thử nghiệm nhiều lần nữa trước khi được cấp phép đưa vào sử
dụng đại trà.
Từ xa xưa, ký sinh trùng - cũng giống như chúng ta! lại còn có tài nàng
vô song! -, đã biết cách thích nghi để sinh tồn.
Chúng học cách đánh lạc hướng, hay đúng hơn là làm rối loạn hệ miễn
dịch của chúng ta, và ghi lại cách thức này trong chuỗi DNA của mình.
Các nhà nghiên cứu của trung tâm MiVEGEC (Montpellier) đang
nghiên cứu để xác định loại gen có chức năng gây rối này. Để thực hiện
được mục tiêu này, công nghệ “kéo phân tử” chỉnh sửa gen (công nghệ
Crispr-Cas9) tỏ ra là giải pháp có nhiều triển vọng.
Các nhà nghiên cứu hy vọng nhờ vậy sẽ hiểu được cơ chế mà ký sinh
trùng Plasmodium falciparum dùng để vô hiệu hệ miễn dịch của chúng ta.
Một vắc xin hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm tại Viện Pasteur. Các
nhà nghiên cứu đã tìm ra được trong ký sinh trùng Plasmodium một gen ức
chế phản ứng miễn dịch của cơ thể và đã loại bỏ gen này. Khi tiêm loại ký
sinh trùng đã được biến đổi gen như vậy vào cơ thể chuột, họ thấy có phản
ứng miễn dịch: kể cả tiêm ký sinh trùng tự nhiên còn sống và khỏe mạnh
vào chuột thì cũng không con nào bị bệnh.