lại tham vọng này. Mục tiêu được chuyển thành “kiểm soát” để có thể đạt tới
một tình hình “chấp nhận được”. Chương trình nhắm tới ba loài muỗi chính.
Hai loài thuộc chi Aedes, muỗi “caspius” và muỗi “detritus”-, hai loài này
sống ở các vùng ẩm thấp. Và một loài thuộc chi Culex là muỗi pipiens, thích
sống ở các vùng đô thị. Sau đó phải bổ sung thêm vào các mục tiêu cần kiểm
soát một loài nữa. Và là loài nguy hiểm nhất vì chúng có thể mang virus gây
sốt Dengue, sốt chikungunya và virus Zika. Chắc các bạn đã nhận ra đó là
muỗi hổ. Loài muỗi này được phát hiện có ở Menton ngay từ năm 2004.
Chúng từ Ý sang. Từ đó, chúng đã có mặt ở ba mươi ba tỉnh thuộc nước
Pháp…
EID biết rõ địa bàn trong lòng bàn tay, nắm rõ từng vũng nước đọng,
từng ổ bọ gậy, từng ổ muỗi trong vùng, xử lý làm sạch mỗi năm hơn mười
nghìn héc ta, hai nghìn ki lô mét cống rãnh, bảy mươi lăm nghìn miệng
cống.
Và tất nhiên, cơ quan này chỉ sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng nằm
trong danh mục cho phép của Liên minh châu Âu, với các quy định ngày
càng khắt khe và cẩn trọng. Các công ty sản xuất cũng dần dần rút khỏi thị
trường này vì có quá nhiều quy định phải tuân thủ đồng bộ giữa các nước
thành viên. Và, đối với việc diệt côn trùng trong môi trường tự nhiên, hiện
trên thị trường chỉ có một sản phẩm duy nhất, thuốc Bti (Bacillus
thuringiensis israelensis). Thuốc Bti có khả năng chọn lọc cao, chỉ diệt
những con bọ gậy có tiếp xúc và nuốt hóa chất này. Thuốc được phun bằng
máy bay.
Đối với khu vực đô thị, các sản phẩm được phép sử dụng đều có nguồn
gốc từ nhóm pyrethroid, hóa chất thuộc nhóm này có trong các sản phẩm
đuổi côn trùng có bán trên thị trường.
Điều gì sẽ xảy ra nếu không có đủ thuốc diệt côn trùng?
Trái với mong muốn của những người vẫn cho rằng “sự hiện đại” chắc
“thế nào cũng” giúp chúng ta “mãi mãi” loại bỏ được loài muỗi, cuộc chiến
chống muỗi phải thực hiện trường kỳ. Chỉ lơ là chút thôi, chúng liền quay