vật nhỏ bé duyên dáng này cũng gây nhiều thiệt hại cho các đàn gia súc. Chỉ
cần phát hiện ra một vết thương nhỏ là chúng sẽ tấn công và bắt đầu bữa tiệc
của mình.
Làm sao để thoát khỏi thảm họa này?
Năm 1950, hai nhà côn trùng học người Mỹ, Raymond Bushland và
Edward Knipling đã nảy ra ý tưởng thiên tài là triệt sản ruồi đực. Cách làm
rất đơn giản: dùng bức xạ ion hóa.
Sau đó thả hàng loạt ruồi đực đã được triệt sản vào môi trường. Ruồi
cái chỉ giao phối một lần trong đời, và nhiều khả năng nó sẽ giao phối với
một trong số những con đực đã triệt sản đó…
Dân số nhặng xanh nhờ thế sẽ ngày càng ít đi. Và các con vật cũng như
con người sẽ sớm không còn phải e ngại chuyến viếng thăm của những ấu
trùng nhặng ăn thịt kinh hoàng này nữa.
Kể từ đó, kỹ thuật triệt sản côn trùng này, còn được gọi là kỹ thuật tự
diệt (côn trùng tự tiêu diệt giống loài), được sử dụng rộng rãi, chẳng hạn để
diệt ruồi đục trái.
Và ở nhiều nơi trên thế giới, người ta xây dựng nhiều nhà máy chỉ
chuyên để triệt sản cho ruồi đực.
Các chiến dịch diệt ruồi diện rộng cũng được Tổ chức Nông lương Liên
Hiệp Quốc FAO triển khai thực hiện, đặc biệt là ở Libya. Chiến dịch được
thực hiện trong nhiều tuần liền, máy bay thả hàng triệu con nhặng xanh đã bị
triệt sản xuống một vùng có diện tích bốn trăm nghìn ki lô mét vuông.
Một lần nữa, các nhà khoa học tin rằng họ đã tìm ra giải pháp thần kỳ,
có hơi tốn kém và tác dụng chậm, nhưng triệt để. Nhưng họ chỉ quên có một
điều: hỏi ý kiến những con cái. Đối với nhiều loài, con cái dễ bị thu hút bởi
những con đực mạnh mẽ… Vậy muốn tăng sức hấp dẫn của những con đực
đã triệt sản, cần phải tạo thêm cho chúng một số mùi hương…
Kỹ thuật này nhìn chung có hiệu quả khi diệt ruồi, nhưng lại nhanh
chóng bộc lộ hạn chế khi được sử dụng để diệt muỗi. Muỗi đực gần như “tàn
phế” sau khi chịu bức xạ ion hóa. Làm gì có nàng muỗi cái nào lại muốn