Ở Montpellier, trên diện tích nhiều héc ta, hàng nghìn nhà nghiên cứu,
thuộc mọi ngành khoa học khả dĩ, đang cố gắng hiểu rõ hơn sự vận hành của
sự sống (của động vật, đặc biệt là của con người, và cỏ cây).
Và cũng chính ở đây, trong sự nhiệt tình hối hả đó, một trung tâm
nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển IRD đã được thành lập. Trung
tâm này có tên viết tắt là… MiVEGEC. Một cái tên viết tắt bí hiểm ẩn giấu
một tham vọng vô biên. Ta có thể thấy điều đó qua tên đầy đủ của nó: Trung
tâm nghiên cứu “Bệnh truyền nhiễm và trung gian truyền bệnh: sinh thái
học, di truyền học, tiến hóa và kiểm soát”!
Tại đây, Frédéric Simard, một trong những học trò của Didier
Fontenille, đang điều hành một ê kíp nghiên cứu với hơn một trăm thành
viên tham gia vào chương trình nghiên cứu quy mô lớn nói trên.
Montpellier. Chẳng phải thành phố này là nơi lý tưởng để kết thúc hành
trình của chúng ta? Đã đến lúc ta phải có ý kiến về những triển vọng vô biên
được mở ra nhờ những công cụ mới của ngành di truyền học.
Trước khi đi vào việc chính, giám đốc trung tâm dẫn chúng tôi đi thăm
khu vực nuôi côn trùng đẹp lung linh, trắng toát, mới tinh và còn chưa được
khánh thành. Năm trăm mét vuông diện tích chỉ để dành cho các loại trung
gian truyền bệnh, với ba trên bốn mức bảo vệ: P1, P2, P3. Ở lối vào, một
tấm biển đá có khắc rõ tên các cơ quan tài trợ: Chính phủ, Liên minh châu
Âu, địa phương…
Đến đây, tôi được giới thiệu cho xem một ống thủy tinh, được đặt cái
tên khoa học đầy trịnh trọng là “khứu lực kế”; bên cạnh, trên một mặt bàn
dài, là một thiết bị “
”, dùng để đo điện kế ở râu côn trùng. Bạn
cũng đoán được rồi đấy, hai thiết bị này dùng để đo phản ứng của muỗi với
mùi. Ở các phòng khác, cũng giống như trung tâm ở Cayenne, các nhà
nghiên cứu sẽ tìm hiểu về khả năng kháng thuốc của muỗi với nhiều loại
thuốc diệt côn trùng khác nhau, cơ chế hoạt động của thuốc đuổi muỗi…
Tóm lại, mọi giai đoạn trong vòng đời của muỗi và ký sinh trùng đều được
nghiên cứu tỉ mỉ.