mini, và chỉ cần một cú vợt, con muỗi đào tẩu sẽ bị chích điện, trong sự thở
phào của tất cả mọi người có mặt ở đó.
Ở bộ phận này của Vectopole, người ta nghiên cứu độ mẫn cảm của
muỗi với mọi loại thuốc diệt côn trùng có thể có, và trước hết là các chất
diệt côn trùng từ thiên nhiên. Tôi chắc rằng bạn cũng sẽ mừng như tôi khi
biết rằng các thử nghiệm sử dụng một số loài nấm đã có những kết quả đầy
hứa hẹn. Người ta làm cho muỗi nhiễm virus bằng máu đã bị nhiễm từ trước
để nghiên cứu đường đi của ký sinh trùng cũng như sự biến đổi của chúng.
Ta biết rằng virus chỉ có thể được truyền đi nếu nó có thể đến được tuyến
nước bọt của vật chủ. Để biết được có ký sinh trùng trong nước bọt hay
không (và vậy là có khả năng ở dạng hoạt động), cần phải làm cho muỗi tiết
nước bọt. Phương pháp các nhà nghiên cứu sử dụng chắc chẳng làm hài lòng
những người yêu động vật: vặt bỏ một bên cánh của muỗi. Giờ hãy tìm hiểu
tại sao biện pháp tra tấn này lại tạo ra phản xạ tiết nước bọt.
Nhất là đừng quên chào ba thành viên xuất sắc khác nữa của ê kíp. Khi
cảm thấy cần có nhiều máu hơn, người ta lại nài xin bộ ba thỏ, cũng được
nuôi trong phòng thí nghiệm, cho mượn thân hình mũm mĩm của chúng.
Cũng không thừa khi biết rằng những cộng tác viên tai dài này lần lượt có
tên là Lilou, Roger và Jeannot.
Nên nhớ rằng ở đây không có gì là ngẫu nhiên. Một số loài muỗi (bọn
anopheles) hoạt động ban đêm. Còn muỗi Aedes lại hoạt động lúc bình minh
và vào khoảng năm giờ chiều. Phòng thí nghiệm có một chiếc tủ công nghệ
cao (do hội Rotary địa phương tặng), chiếc tủ này sẽ tạo ra các điều kiện
nhiệt độ và ánh sáng tương ứng…
* * *
“Ông biết gì về loài dơi?”
Phòng thí nghiệm virus học nằm ở phía bên kia khoảnh sân, ngay sau
chuồng của bọn khỉ sóc. Câu hỏi của cô phụ trách làm tôi ngạc nhiên. Cô