“Vì ông bất ngờ trở thành đại sứ thiện chí của Viện Pasteur, nên ông sẽ
bảo vệ những con dơi của tôi chứ?”
Tôi thề.
Trở thành đại sứ của loài dơi, tôi hẳn không bao giờ nghĩ đến, nhưng tại
sao không? Rốt cục, loài dơi thì cũng là một đất nước như mọi đất nước
khác. Chúng ta chẳng đã có người đại diện chính thức ở các thiên đường
thuế đó sao. Và thiên đường thuế là gì nào? Chẳng phải là nơi đám virus tiền
bẩn nhởn nhơ phát triển đó sao? Không ở đâu có hệ miễn dịch chống lại sự
truy tố tốt hơn ở các thiên đường thuế. Cũng giống như ở loài dơi. Và dơi là
gì đã nào? Nếu nghĩ giống như vậy, thì dơi là một thiên đường miễn dịch,
tức là một thiên đường cho bản thân (không phải chịu đựng bọn virus) và là
một quả bom đối với những kẻ khác.
Nhà virus học, cuối cùng cũng dịu bớt, chúc tôi có chuyến công tác
thành công. Đứng ở bậc cửa văn phòng, cô vẫy vẫy tay.
“Ông Orsenna, nhớ đừng quên nhé, không chỉ có muỗi đâu! Còn có
những loài tệ hơn! Thậm chí tệ hơn nhiều!”
Những cái bẫy ở Sainte-Rose
Sáng nay, đi tới một ngôi làng nhỏ của người thổ dân châu Mỹ có cái
tên rất thơ làm tôi tò mò:
. Nữ thánh bảo hộ cho thủ đô
nước Peru đến đây, một vùng nằm phía bên kia dãy Andes và ở bờ bên kia
dòng Amazon, để làm gì nhỉ?
Những ngày gần đây, dân bản địa phải cầu nguyện nhiều hơn thường
ngày vì mới có ba người bị sốt rét nặng. Đó là lý do vì sao hai nhà côn trùng
học của Viện được cử đến để bắt càng nhiều muỗi càng tốt nhằm tìm câu trả
lời cho những câu hỏi quen thuộc: Ở đây có nhiều muỗi anopheles hơn ở các
nơi khác hay không? Có thêm loài muỗi nào khác không? Liệu những loài
muỗi khác đó có “khả năng” mang và truyền ký sinh trùng falciparum hay
không?