Sau phần chào hỏi như thường lệ với “trưởng” làng, các nhà khoa học
bắt đầu đặt bẫy ở các khu vực cách không xa nhà dân.
Vẫn luôn là nguyên lý ấy: thu hút muỗi bằng mùi hoặc ánh sáng, sau đó
bắt chúng.
Tôi sẽ kiểm tra xem các nhà côn trùng học của chúng ta, ngoài những
hiểu biết về sự đa dạng vô biên của các loài côn trùng, có biết làm công việc
tay chân hay không. Chúng ta hình dung những người đi bắt bướm cứ xoay
vợt lung tung thế nào rồi đấy. Các kỹ thuật hiện đại cũng không được cải
thiện mấy về độ tinh tế.
Những chiếc bẫy loại một, “bẫy thơm”, lợi dụng việc bọn muỗi dễ bị
thu hút bởi khí CO
2
. Chẳng hạn, bẫy “nam châm muỗi”, được bán nhiều tại
địa phương, hoạt động với một bình gas cho phép tạo ra một luồng hơi nóng.
Để tạo mùi thơm, người ta cho thêm vào đó octenol, một loại chất tạo ra mùi
mà bọn muỗi đặc biệt thích. Có vẻ như khứu giác của đám bạn có vòi chích
của chúng ta có thể nhận ra mùi này từ cách xa hơn năm trăm mét. Một
chiếc bẫy khác được đặt ở đầu kia của làng, bên bờ một dòng suối rất duyên
dáng. Hệ thống bẫy này hoàn toàn do Pasteur phát minh ra. Bẫy này dùng cơ
chế lên men để tạo ra khí CO
2
cần thiết. Người ta đổ đầy đường trộn men
vào một cái chai. Chai này được nối bằng ống dẫn tới một chiếc máy nhỏ
đẩy ra hút vào. Các con vật bé nhỏ sẽ bị hút vào một cái lưới vợt.
Một số kỹ thuật khác sử dụng đến ánh sáng. Vô cùng đơn giản: đặt vào
bẫy một chiếc đèn pin. Hoặc có thể cải tiến bằng cách lắp hệ thống pin mặt
trời mini. Khi đêm xuống, đèn sáng lên và bọn muỗi sẽ như con thiêu thân
lao đến.
Maripasoula
Nhìn từ trên máy bay, Amazon trông giống như một cánh đồng bông
cải xanh (mênh mông), đây đó rải rác những chấm màu vàng - đó là những