lúc lâu, chúng tôi lại phải nhờ đến sự trợ giúp của con người, vì công nghệ
hiện đại đã buông vũ khí. Một người phụ nữ rất già đi xe đạp không chỉ chỉ
đường mà còn dẫn đường luôn cho chúng tôi. Không có bà dẫn đi, có khi
chúng tôi sẽ còn phải quay đi quay lại vài lần trong cái mê cung những đê
điều này? Và chúng tôi có khi còn chẳng đến được trung tâm y tế làng bên,
nơi người ta đang… nuôi cá.
Vì các phòng khám bệnh không gây cho tôi sự chú ý đặc biệt, ngoại trừ
một điểm là vô cùng sạch sẽ, người phụ trách nhanh chóng dẫn tôi tới một
khu vực có một dãy chum.
“Ở Paris, ông có bể nuôi cá cảnh không?”
Bối rối, tôi trả lời là không.
“Tiếc thế, nếu không ông đã biết bọn cá bảy màu.”
Khi ông mở nắp đan của mấy cái chum, tôi thấy giữa làn nước xanh
nhờ trong chum một đám sinh vật nhiều màu đang bơi lội.
“Dân làng đến đây để lấy cá. MIỄN PHÍ, HOÀN TOÀN. Những con cá
bé xíu này (dài chưa đến hai xăng ti mét) có hai đặc tính. Chúng sinh sản rất
nhanh: chỉ cần thả vào nước là chúng đã có thể sinh sôi; hơn nữa, ngoài vẻ
đẹp và khả năng sinh sản không ngừng, chúng không thích gì bằng việc…
ăn ấu trùng muỗi. Thả chúng vào ao hoặc bất kỳ nơi nào có chứa nước, cá
bảy màu sẽ nhanh chóng làm sạch vùng nước đó.”
Người phụ trách rất vui khi cho tôi biết điều đó.
“Tất nhiên, sự giúp đỡ đầy tình anh em của những con cá săn mồi này
không đủ để giúp chúng ta loại bỏ được muỗi Aedes. Nhưng chúng tham gia
vào cuộc chiến. Để diệt muỗi, phải sử dụng mọi loại vũ khí. Chỉ cần lơ là
thôi, chúng sẽ quay lại ngay.”
Tôi đánh liều hỏi xem những con cá bảy màu thần kỳ đó có kẻ thù hay
không.
Người phụ trách giơ tay than trời.
“Lũ cá đáng thương! Ông không thể hình dung được bọn tắc kè háu ăn
thế nào đâu. Chỉ cần một con bò được vào thành chum thôi là xong… Ông