cứ nhìn nó thò cái lưỡi rất dài và rất dẻo vào chum là biết!”
* * *
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, năm mươi triệu ca mắc sốt Dengue
được ghi nhận mỗi năm, trong đó năm trăm nghìn ca là sốt “xuất huyết”,
khiến tỷ lệ tử vong cao ở mức trên hai mười phần trăm.
Sốt Dengue lại càng nguy hiểm hơn vì nó có bốn dạng. Nếu bị mắc một
trong bốn dạng này, chẳng có gì đảm bảo bạn sẽ không mắc ba dạng còn lại.
Tệ hơn nữa, lần sốt xuất huyết Dengue thứ hai thường nặng hơn lần đầu…
Để sang Phnom Penh nghiên cứu cơ chế bệnh hiếm có này, Tineke
Cantaert, một nữ nghiên cứu viên người Bỉ trẻ tuổi và xuất sắc đã bỏ lại
nhiều vị trí công việc có thu nhập cao hơn nhiều sau khi hoàn thành luận án
tiến sĩ tại Đại học Yale.
Giải thích như thế nào về cơ chế miễn dịch kỳ lạ này ở người bệnh khi
bị mắc sốt Dengue? Thông thường, và đây cũng là cơ chế tiêm phòng dịch,
cơ thể sẽ học cách tự phòng vệ, và khi bị bệnh tấn công ở lần tiếp theo, nó sẽ
tự huy động vũ khí để chống lại. Nguyên do chỉ có thể được giải thích bằng
hiện tượng rối loạn hoạt động của tế bào B, là những tế bào tiết ra kháng thể.
Một cơ chế đặc biệt nào đó, mà ta vẫn còn phải tiếp tục nghiên cứu, đã ức
chế sự sản sinh ra kháng thể trong cơ thể những người bị mắc sốt Dengue.
Để làm sáng tỏ bí ẩn này, Tineke đã phối hợp nghiên cứu cùng các
đồng nghiệp của Viện Pasteur. Vì sốt Dengue còn có một điểm độc đáo nữa:
trong hầu hết các trường hợp, các ca bệnh bị nhiễm không hề có một triệu
chứng nào. Như vậy, ở những người này, cơ chế miễn dịch đã hoạt động hết
sức hiệu quả.
Ngay khi phát hiện có ca mắc sốt nặng, nhân viên Viện Pasteur sẽ đến
nhà người bệnh, và lấy mẫu máu của tất cả những ai trong nhà đồng ý. Từ
đó dần hình thành nên cơ sở dữ liệu cho phép so sánh các phản ứng khác
nhau của cơ thể khi bị nhiễm cùng một căn bệnh.