nhiều tranh của Mazolini. Gơ-rinh đã cất giấu một phần trong một toà lâu
đài ở Đức, lâu đài này nằm lọt giữa vùng quân đội Đức đóng quân. Tháng 1
năm 1945, quân đồng minh tấn công dữ dội, toà lâu đài ấy trở thành đống
đổ nát, các bức tranh mà Gơ-rinh giấu trong đó đã bị thiêu rụi.”
“Đúng là do ý trời, 18 bức tranh sơn dầu vẽ địa ngục đã bị hoả táng để trở
về địa ngục.”
Cao Huyền tiếp tục xem trang web, khẽ đọc: “Tuy Mazolini đã thành công
ở Châu Âu nhưng giới phê bình vẫn e dè khi đánh giá về tác phẩm của ông.
Nghe nói có người mua tranh của ông, ít lâu sau bỗng tự sát một cách kỳ lạ.
Có người sau khi xem triển lãm tranh của ông đã nhảy xuống sông Thames
- London tự tử. Năm 1900 ông sang Thượng Hải - Trung Quốc, và ở lại đó
ba năm, năm 1903 trở về nước.”
“Ông ta đã sang tận Trung Quốc.”
“Điều này anh cũng không ngờ. Có lẽ nên tra cứu thêm về thời gian ông ta
ở Trung Quốc.” Vẻ mặt của Cao Huyền vẫn nặng nề, anh tắt máy tính, nói:
“Anh sẽ tra cứu vấn đề này, hồ sơ ở phòng tư liệu nghệ thuật của khoa Mỹ
thuật có lẽ có ghi chép về thời kỳ đó.”
Ngoài kia sắc trời đã hơi sẫm, Xuân Vũ trở lại vẻ bẽn lẽn: “Xin lỗi, em đã
làm phiền anh.”
“Không. Em đã cho anh biết những thông tin rất hệ trọng. Ít ra là anh đã có
thêm những manh mối...” Cao Huyền mỉm cười. “Em định về à? Cần gì,
em cứ đến gặp anh, anh sẽ hỗ trợ.”
Xuân Vũ từ chối anh ra tiễn, cô rời khỏi toà nhà khoa Mỹ thuật, trở về ký
túc xá trước khi trời tối.
Nửa đêm, Xuân Vũ đang lặng lẽ nằm trên giường, đôi mắt vô hồn nhìn lên
trần nhà. Căn phòng im ắng khiến cô cảm thấy nghẹn thở, cứ như cảnh
tượng “chết trong mật thất” mà các tiểu thuyết suy luận vẫn miêu tả.
Thực ra cái chết của Thanh U và Tố Lan chẳng phải là “chết trong mật
thất” hay sao? Cả hai đều chết trong căn phòng vắng không có ai, và cũng
không tìm ra bất cứ dấu vết nào chứng tỏ bị sát hại, kết quả rất giống với
các vụ “sát hại ly kỳ không nguyên cớ”. Là tự sát hay là tại các u linh trong
không gian? Nếu đúng là có các hồn ma thì “nó” nhất định vẫn còn “bay