cho xiết được.
Lại nữa, Địa Tạng, nếu như trong vị lai thế giới mà có người nào bảo công
sức tu bổ chùa, hoặc khuyên răn kẻ khác cũng đồng thời đóng góp sữa
chữa, chấn chỉnh những ngôi miếu tự hư nát thì những người đó sẽ được tái
sinh làm vua chúa, quan quyền trong 30 kiếp. Trong thời gian chuyển kiếp
đó họ cũng sẽ hưởng được nhiều công đức vô lượng.
Này Địa Tạng, nói tóm lại nếu như trong vị lai thế giới có người nào gieo
những thiện căn trong pháp giới như bố thí, cúng dường, tu bổ chùa chiền,
miếu tự, chỉnh trang kinh điển, hoặc giả chỉ có những công đức nhỏ nhoi
chỉ như hạt bụi, cọng tóc mà lại còn có thiện tâm hồi hướng về pháp giới
thì những chúng sanh này sẽ thụ nhận được công đức trong hàng trăm kiếp,
và sẽ sống những cuộc sống điều hòa trong diệu lạc. Thế như nếu họ hồi
hướng những công đức này lại cho người thân quyến thuộc hoặc giả muốn
đổi lấy tự thân lợi ích thì thiện căn mà họ hưởng được sẽ chỉ kéo dài trong
3 kiếp mà thôi. Vì vậy nếu như mà họ mở được tấm lòng rộng rãi, bố thí
một phần thì họ sẽ hưởng được lợi ích quả báo muôn ngàn phần hơn. Địa
Tạng Bồ Tát, nguyên nhân thật sự của việc bố thí và công đức chính là như
vậy."
11. Địa Thần hộ pháp
Lúc này, Thần Đất đứng dậy thưa với Phật rằng: "Bạch Thế Tôn, từ thuở
vĩnh cữu đến nay, con chiêm ngưỡng rất nhiều công đức của chư vị Bồ tát
trong trời đất, những vị Bồ tát này đều có thần thông trí huệ vô biên để
quảng độ nhất thiết chúng sanh. Thế nhưng Địa Tạng Vương Bồ Tát còn
có nguyện lực và thần thông cao thâm hơn nhiều. Bạch Thế Tôn, vị Bồ Tát
này và chúng sanh của Nam Diêm Phù Đề thế giới có những mối duyên sâu
sắc. Nếu như bốn vị Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, và Di Lặc Bồ Tát đều
hóa thân trăm ngàn thân phận để quảng độ chúng sanh trong ba cõi luân hồi
thì lời thệ nguyện của họ cũng có thể thấy thành tựu, duy chỉ có một mình
Địa Tạng Vương Bồ Tát vì muốn giáo hóa cho nhất thiết chúng sanh trong
vòng lục đạo mà phát lời hằng nguyện lớn lao trải qua hằng hà sa số ức
kiếp mà ngài vẫn hãy còn tiếp tục công việc cao cả đó không biết cho đến
bao giờ.