LỜI GIỚI THIỆU
Anbe Camuy (Albert Camus - 1913 - 1960) là một trong những tên
tuổi nổi bật trên văn đàn Pháp trong những thập kỷ giữa và sau chiến tranh
thế giới thứ hai. Tác phẩm của Camuy - tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn, tùy
bút và tiểu luận - gây nên những cuộc tranh luận sôi nổi ở Pháp và nhiều
nước trên thế giới.
Camuy được giải thưởng Noben về văn học năm 1957 vì sáng tác văn
học của ông đã “đưa ra ánh sáng những vấn đề đặt ra cho lương tâm loài
người ở thời đại chúng ta”.
Trong số những tác phẩm của ông, cuốn tiểu thuyết “Dịch Hạch” (La
Peste) được đánh giá cao hơn cả. Nội dung tác phẩm là nạn dịch hạch và
cuộc chiến đấu thầm lặng, cực kỳ gian khổ để dập tắt nạn dịch, cứu sống
thành phố Orăng trên bờ biển Angiêri. Thành phố đang sống thanh bình thì
bỗng những con chuột lăn ra chết ở khắp nơi. Rồi đến một người, hai người,
hàng chục, hàng trăm người bị chết. Orăng biến thành một địa ngục khủng
khiếp, quằn quại trong nguy cơ bị diệt vong như bao thành phố trước kia ở
châu Âu, châu Á, châu Phi.
Giữa cái không khí chết chóc bi thảm ấy và bất chấp hiểm họa bị lây
nhiễm, bác sĩ Riơ - nhân vật chính diện và trung tâm quán xuyến toàn bộ
tác phẩm - cùng đồng nghiệp và bạn bè lao vào cuộc chiến đấu để cứu vớt
nhân dân thành phố. Theo ông, chỉ có cách là dấn mình vào cuộc, cầm lấy
vũ khí để đấu tranh, ngăn chặn, vì… “nếu không điên thì cũng mù, không
mù thì cũng hèn nhát mới cam chịu buông tay trước dịch hạch”. Thái độ
ông thật rõ ràng. Ông khẳng định khi có người bệnh thì cấp bách hơn hết là
chữa bệnh cho họ. “Sức lực tôi đến đâu thì tôi bảo vệ họ đến đó…”.
Và chính trong lúc vợ ông ốm đau đang đi điều dưỡng ở xa - và sau
này chết mà ông không được gặp, - ông tổ chức việc cứu chữa những người
bị dịch hạch và tự bản thân mình, tự hai bàn tay mình, làm phẫu thuật cho