đấu một mất một còn với vi trùng dịch bệnh. Mục đích của anh, tâm niệm
của anh là sống vì con người, cho con người. Anh cho xã hội anh đang sống
là một xã hội “dựa trên sự kết án tử tình”, và chiến đấu chống lại xã hội ấy,
anh “chiến đấu chống lại sự giết người”.
DỊCH HẠCH là một cuốn tiểu thuyết biểu tượng. Thông qua hình
tượng nhân vật, hành vi và nhất là tâm tư cùng ngôn ngữ của họ, người đọc
dễ dàng cảm nhận chiều sâu tác phẩm và ý định tác giả là phủ định chiến
tranh và bạo lực, khẳng định ý chí chiến đấu chống tai họa đe dọa cuộc
sống con người. Tác giả xây dựng một loạt nhân vật tích cực tuy đường đi
nước bước có khác nhau nhưng cuối cùng đều tự nguyện xông vào trận
tuyến chiến đấu chống dịch hạch, đem lại cuộc sống yên lành cho con
người, trả lại hòa bình cho xã hội.
Trong lúc một số người cho là làm gì cũng vô ích, chỉ nên quỳ gối cầu
xin Thượng đế, thì Riơ, Taru và bè bạn đều khẳng định là phải chiến đấu
bằng cách này hay cách khác, chứ không quỳ gối: “Toàn bộ vấn đề là ra sức
ngăn cản không để người ta chết và vĩnh viễn xa nhau. Muốn vậy, chỉ có
một cách duy nhất là chống lại dịch hạch”.
Tinh thần cảnh giác toát ra từ tác phẩm cũng đầy ý nghĩa. Giữa tiếng
nói cười hân hoan, rộn ràng của những người thoát dịch bênh, bác sĩ Riơ
vẫn nghĩ đám người đang hò reo đó không biết rằng “vi trùng dịch hạch
không bao giờ chết và mất hẳn. Nó có thể nằm yên hàng chục năm trong đồ
đạc, áo quần, chăn chiếu…; nó kiên nhẫn đợi chờ trong các căn buồng, dưới
hầm nhà, trong hòm xiểng… và một ngày nào đó, để gây tai họa và dạy cho
họ bài học, dịch hạch có thể đánh thức đàn chuột của nó dậy và bắt chúng
chạy đến lăn ra chết ở một đô thành nào đó đang sống trong hạnh phúc và
phồn vinh.
Tác giả mượn lời kể của bác sĩ Riơ để “tỏ rõ thiện chí” của mình “đối
với các nạn nhân dịch hạch, để ghi lại ít nhất là một dấu vết của bất công và
bạo lực, và nói lên cái bài học rút ra được giữa lúc gặp tai hoạ là trong loài
người có nhiều điều đáng khâm phục hơn là cái đáng khinh ghét”.