Họa bì sư.
Cái tên chỉ xuất hiện trong những vở kịch và trong những câu chuyện
truyền kỳ, giờ lại vang lên trong đầu Triệu Như Thì.
Trong tiểu thuyết truyền kỳ, họa bì sư thường đeo một chiếc gùi trúc
trên lưng, hành tẩu khắp nơi, trong chiếc gùi trúc ấy xếp từng chồng từng
chồng hộp gỗ đàn hương, trong hộp gỗ là từng tấm da, ngàn vạn loại da
khác nhau, loại nào cũng có, nào là phú tiền triều, danh kỹ đương triều,
thiếu niên đôi mươi, hay danh sĩ phong lưu…
Còn trong những vở kịch, tiếng đàn ngân vang, tiếng ca trầm bổng, tái
hiện lại những câu chuyện truyền kỳ, mà nổi tiếng nhất là vở Ngọc Đài
Xuân. Câu chuyện kể về một nữ tử xấu xí và một vị họa bì sư trẻ tuổi yêu
nhau, về sau nữ tử kia nhập cung, do tướng mạo xấu xí, cho nên làm việc gì
cũng không được như ý, họa bì sư bèn vì nữ tử kia mà ra tay, đổi cho nàng
ta một khuôn mặt nghiêng nước nghiêng thành, nhờ đó mà nữ tử kia một
bước lên mây, trở thành hoàng hâu, cả đời được sủng ái, vinh hoa vô tận.
“Ngươi là… họa bì sư?” Triệu Như Thì nhìn chằm chằm vào Hoa
Diễm Cốt, hô hấp khó khăn, như thể chỉ một câu nói của nàng cũng có thể
phán nàng ta chết.
“Phải.” Hoa Diễm Cốt nhướn môi cười: “Tiểu nữ chính là một họa bì
sư.”