lạnh hoặc hãm hại, bởi vậy mà từ lâu đã hận Sở thất tới tận xương tủy, một
lòng đi theo Phượng Huyết Ca. Tuy ô danh của Phượng Huyết Ca không
hay ho gì, nhưng người xưa có câu “Bất hiếu hữu tam, vô hậu tối đại”1, chỉ
cần Quốc sư đại nhân mau chóng có người nối dõi, thì những chuyện khác
cũng sẽ dễ bàn.
1 Bất hiếu có ba loại, không có con nối dõi là tội lớn nhất. Hai điều bất
hiếu kia là: một là hùa theo cha mẹ để cha mẹ rơi vào chỗ bất nghĩa, hai là
không ra làm quan để lấy bổng lộc mà phụng dưỡng cha mẹ khi về già.
Chỉ có Thái hậu là ngoại lệ.
Sở vương tuổi còn nhỏ, Thái hậu nương nương nhiều khi phải bế cậu
nhóc lên chầu buổi triều sớm. Mỗi lần triều thần nhắc tới chuyện này, thì vị
nữ tử nổi tiếng đoan trang hiền thục lại trở nên khó nói chuyện.
Còn nhớ lúc Thái hậu vừa nhập cung, một khúc Ngọc đường xuân
được xướng lên cả đêm đã khiến quần thần sinh lòng nghi ngờ. Bởi vậy mà
bọn họ lại càng ra sức khuyên Quốc sư đại nhân sớm thành thân. Bọn họ
còn thầm nghĩ bụng, Quốc sư lấy đồ đệ của mình còn tốt hơn nhiều so với
lấy Thái hậu. Nếu lấy đồ đệ thì sự tình may ra còn êm đẹp, chứ nếu lấy
Thái hậu, một khi xảy ra chuỵên thì văn võ bá quan chỉ còn biết đứng xếp
hàng nhảy sông như bỏ sủi cảo vào nồi nước mà thôi.
Thái hậu cũng chẳng bận tâm tới cảm nhận của triều thần, dù cho mẫu
thân nàng ta đích thân tiến cung để nói chuyện, thì nàng ta cũng chẳng chút
để trong lòng. Dưới con mắt nàng ta, thế nhân đều vì hư danh mà khốn đốn,
ngay tới phụ mẫu nàng ta cũng không phải ngoại lệ. Họ chỉ muốn nàng ta
làm tròn bổn phận của một Thái hậu, lúc sống giữ trọn trinh tiết, ngậm đắng
nuốt cay nuôi dạy đứa cháu khôn lớn để nó kế tục sự nghiệp, sau này chết
đi sẽ được lưu danh trong “Hoàng hậu truyện”, để hậu thế bàn luận. Như
vậy thì lúc sống khổ sở, sau khi chết cũng vẫn khổ sở, đó đâu phải cuộc
sống mà nàng ta mong muốn.