được phép có chữ U.S.A, và tên công ty chế tạo. Ở một quốc gia mà doanh
thu từ quảng cáo lên tới 185 tỉ đô la mỗi năm, các công ty vũ trụ tư nhân
không thu nổi một xu từ lĩnh vực này.
- Đó là hành động cướp bóc! - Một người lên tiếng. - Tôi dự định duy trì
hoạt động của công ty cho đến tháng năm, khi chúng tôi có thể phóng thử
mô hình tên lửa du lịch đầu tiên của cả nước. Và hi vọng nhận được rất
nhiều tiền từ quảng cáo. Nike đã đề nghị tài trợ cho chứng tôi những bảy
triệu đô la để hình chiếc giày của họ kèm theo khẩu hiệu "Hãy xốc tới! -
được in trên vỏ quả tên lửa đó.
Pepsi đưa ra số tiền nhiều gấp đôi như thế cho dòng chữ "Pepsi: sự lựa
chọn của tương lai". Nhưng theo luật Liên bang, nếu in hình quảng cáo thì
quả tên lửa đó bị cấm phóng lên!
- Đúng thế! - Thượng nghị sĩ Sexton nói. - Và nếu đắc cử thì tôi sẽ tìm cách
huỷ bỏ điều luật cấm tài trợ đó. Tôi xin hứa như vậy. Từng inch trên mặt
đất đều được tận dụng để quảng cáo và vũ trụ cũng nên như thế.
Lúc này Sexton đưa mắt nhìn thính giả của mình, nhìn sâu vào mắt từng
người một, nói một cách trang trọng. - Tuy nhiên, phải nói rằng trở ngại
chính trong công cuộc tư hữu hoá NASA không phải là các đạo luật mà
chính là hình ảnh của nó trong lòng công chúng.
Hầu hết dân Mỹ vẫn giữ trong lòng hình ảnh đầy thi vị và đẹp đẽ về
chương trình vũ trụ của Hoa Kỳ. Họ vẫn tin rằng NASA là một bộ phận cần
thiết của Chính phủ.
- Chẳng qua là tại mấy bộ phim chết tiệt đó của Hollywood! - Một người
nói. - Hollywood đã làm không biết bao nhiêu bộ phim kiểu NASA cứu
nguy cho trái đất khi bị một sao Chổi tấn công. Họ tuyên truyền bằng cách
ấy đấy!
Những bộ phim về NASA được chiếu nhan nhản khắp nơi, Sexton biết,
chẳng qua là vì lí do kinh tế. Sau thành công vang dội của bộ phim "Súng
ngắn siêu hạng" do Tom Cruise thủ vai chính, có tác dụng quảng bá mạnh
mẽ cho Hải quân Mỹ - NASA nhận thấy rằng Hollywood rất có tiềm năng
trở thành bộ phận quan hệ công chúng đặc biệt hữu hiệu. Thế là họ bắt đầu
cho phép các nhà làm phim sử dụng cơ sở vật chất của NASA mà không