cảnh báo bạn về các điểm mù ngăn chặn bạn nhìn thấy khoảng cách giữa
hành vi thực tế và hành vi bạn mong muốn. Trong cuốn sách này, chúng tôi
sẽ cung cấp những bằng chứng quan trọng cho thấy sự đánh giá đạo đức
của chúng ta được dựa trên các yếu tố ngoài nhận thức. Chúng tôi nghiên
cứu các quá trình tâm lý tiềm ẩn đã tạo ra khoảng trống giữa mục đích và
hành động cũng như vai trò của các tổ chức và môi trường chính trị trong
việc mở rộng ranh giới này. Chúng tôi cũng cung cấp công cụ giúp hỗ trợ
những quyết định đạo đức quan trọng với sự phản ánh nhiều hơn và ít thiên
vị hơn ở cấp độ cá nhân, cấp độ tổ chức và cấp độ xã hội. Sau đó chúng tôi
đưa ra những biện pháp can thiệp hiệu quả hơn có thể cải thiện đạo đức
trong việc đưa ra quyết định ở một trong ba cấp độ này.
Bạn thì sao? Những ảnh hưởng của đạo đức Khoảng trống cho các
cá nhân
Trong một cuộc khảo sát gần đây, hầu hết các nhà báo địa phương và
trung ương bày tỏ sự tin tưởng mạnh mẽ rằng đa phần các phóng viên có
đạo đức tốt hơn các chính trị gia họ nhằm vào. Ngược lại, hầu hết thành
viên chính phủ và các nhà lãnh đạo kinh doanh khi được khảo sát, kể cả các
thành viên trong Quốc hội lại cho rằng phóng viên cũng không có đạo đức
hơn những đối tượng trong câu chuyện của họ. Vậy thì ai đúng? Tuy gần
như không thể đi đến một kết luận khách quan nhưng rất nhiều các tài liệu
nghiên cứu cách chúng ta quan niệm về bản thân đưa ra giả thuyết rằng cả
hai nhóm trên đã quá đề cao quan điểm về lý tưởng đạo đức của riêng họ.
Một câu hỏi khác được đặt ra: CỰU NHÂN VIÊN tổng thống George
W.Bush đã hành động một cách có đạo đức hay phi đạo đức khi ông quyết
định xâm lược Iraq? Bạn đã trả lời câu hỏi này thế nào trong suốt những
ngày đầu của cuộc chiến, khi sự việc trông như thể Mỹ đã “thắng”? Sự ưu
tiên chính trị có thể tạo ra tính thiên vị cho câu trả lời này đến mức độ nào?
Hầu hết mọi người tin rằng họ tương đối công bằng khi đánh giá hành vi
của các viên chức dân cử. Tuy nhiên, ngay cả khi họ cố gắng nhớ lại quan