Và khả năng họ gian lận sẽ tỉ lệ thuận với số tiền – giả sử là có – đặt trên
mặt bàn vào thời điểm đó. Nghĩa là càng thấy nhiều tiền, họ sẽ càng có
động cơ gian lận
.
Trong trường hợp này, người tham gia có thể biện minh
cho việc gian lận với lý do những người thử nghiệm có lắm tiền nhiều của.
Nhiều bằng chứng cho thấy những người, trên lý thuyết, tin rằng họ trung
thực và không bao giờ gian lận thì thực tế đã gian lận khi được trao một cơ
hội để làm việc đó dễ dàng mà không sợ bị phát hiện. Những người này
không bao giờ thừa nhận sự gian lận của mình, thay vào đó, họ rời cuộc thí
nghiệm mà vẫn giữ được hình ảnh trong sạch.
Có ý kiến cho rằng việc chúng ta cảm nhận được khoảng cách giữa
việc chúng ta là ai và chúng ta thực sự là ai có liên quan đến vấn đề giới
hạn nhận thức. Giới hạn nhận thức đề cập đến xu hướng bỏ qua các thông
tin quan trọng và cần thiết khi đưa ra quyết định của con người, thay vào đó
là tùy tiện đặt ra các giới hạn làm rối khả năng nhận thức vấn đề của bản
thân.
Giới hạn nhận thức dẫn đến thất bại có hệ thống trong việc xem
xét thông tin liên quan đến đời sống cá nhân và trách nhiệm của chúng ta.
Hãy nhìn vào bức tranh 1. Bạn nhìn thấy gì? Bây giờ hãy chú ý vào
con chó đốm đang đánh hơi trên mặt đất. Hầu hết mọi người không thấy
con chó đốm khi nhìn lần đầu tiên. Tuy nhiên, một khi họ biết nó ở đó, họ
dễ dàng nhìn thấy nó và sự thật là họ không thể nhìn vào bức tranh mà
không chú ý đến sự hiện diện của nó.
Bối cảnh nền đen trắng của bức tranh làm chúng ta không chú ý đến
con chó đốm cũng như môi trường làm việc tập trung vào lợi nhuận có thể
ngăn cản chúng ta nhìn thấy những giá trị liên quan đến đạo đức trong hành
động.