được cốt lõi của vấn đề. Chúng ta sẽ nghiên cứu những nguyên nhân đó
trong chương 7 của quyển sách này.
Chính thành kiến trong việc đánh giá tính đạo đức của vấn đề cũng có
ảnh hưởng không nhỏ đến các nghiên cứu về sự cảm thông của cộng đồng
với các nạn nhân trong các vụ việc. “Hiệu ứng nạn nhân với danh tính xác
thực” thường được dùng để mô tả hiện tượng cộng đồng có xu hướng dành
nhiều sự cảm thông hơn cho những nạn nhân có danh tính được xác định
hơn là những nạn nhân vô danh tính. Chúng ta thường quan tâm và bày tỏ
sự lo lắng nhiều hơn đối với những nạn nhân có danh tính xác thực dù
những gì chúng ta biết về họ là vô cùng ít ỏi (ví dụ: tên hoặc quê quán. Hãy
thử tưởng tượng rằng chúng ta đang phải đánh giá mức độ vô đạo đức của
hành vi tội ác trong ba tình huống: nạn nhân có danh tính xác thực, nạn
nhân không thể xác thực danh tính và không có nạn nhân liên quan trong sự
việc. Rõ ràng rằng, chúng ta thường thất bại trong việc xác định một hành
động là vô đạo đức nếu không có nạn nhân nào bị ảnh hưởng bởi hành
động đó. Tương tự với điều đó, chúng ta thường có cái nhìn nghiêm khắc
hơn đối với những hành động gây ảnh hưởng đến các nạn nhân có danh
tính xác thực hơn là các hành động gây ảnh hưởng đến các nạn nhân vô
danh. Một lần nữa, việc đánh giá tính đạo đức của một hành vi bị ảnh
hưởng bởi kết quả mà hành vi đó gây ra, trong trường hợp này là danh tính
của nạn nhân dù người thực hiện hành vi và bản chất hành vi là không có gì
khác biệt.
Câu chuyện của Noreen Harrington, một CỰU NHÂN VIÊN chiến
binh Goldman Sachs, người đã tố cáo xì căng đan gian lận trong việc thực
hiện giao dịch muộn giữa các Quỹ tương hỗ đã chứng tỏ rằng yếu tố vô
danh của các nạn nhân trong hành vi vô đạo đức chính là một trong những
điều kiện để các hành vi này tiếp tục diễn ra trong thời gian dài mà không
bị tố giác.
Vụ gian lận xảy ra liên quan đến hai hành vi: Một là việc
giao dịch muộn một cách bất hợp pháp với các lệnh giao dịch được đặt sau
4 giờ chiều (khi sàn giao dịch đã đóng cửa) nhưng vẫn sử dụng giá tại sàn