Nếu bạn đổ được số 6, bạn sẽ không nhận được gì trong khi đối thủ
của bạn nhận được $10.
Phương án thứ hai: Bạn tung môt quân xúc xắc. Nếu bạn đổ được số
một, bạn sẽ nhận được $10 trong khi đối thủ của bạn không nhận được gì.
Nếu bạn đổ được số hai, ba, bốn hoặc năm, bạn và đối thủ sẽ nhận được
mỗi người $5. Nếu bạn đổ được số 6, bạn sẽ không nhận được gì trong khi
đối thủ của bạn nhận được $10.
Để ý một chút có thể thấy phương án thứ nhất là một sự lựa chọn khá
“tham lam” khi mà cơ hội để người chơi có thể nhận được $10 cho bản
thân nhiều hơn hẳn so với phương án thứ hai. Ngược lại với phương án thứ
nhất, phương án thứ hai được coi là phương án công bằng bởi nó đưa ra 4
cơ hội để cho bạn và đối thủ của bạn có thể đều nhận được $5. Ba tình
huống sau đây đều có khả năng xảy ra nhưng tùy theo lựa chọn lúc đầu của
bạn.
Sau khi người chơi A đã lựa chọn, quân xúc xắc được gieo và tiền
thưởng được chia tương ứng cho những người chơi, Cushman và cộng sự
đã yêu cầu người chơi B (người không có quyền lựa chọn quy tắc chơi) đưa
ra hình phạt đối với đối thủ của mình. Trong trường hợp này, số tiền của
người chơi B không bị ảnh hưởng bởi quyết định của anh ta. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, người chơi B có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến
kết quả của quân xúc xắc được gieo và số tiền người chơi A nhận được khi
cân nhắc các hình thức phạt hơn là lựa chọn phương án chơi của người chơi
A. Ví dụ, nếu người chơi A muốn chơi một cách công bằng và lựa chọn
phương án thứ hai và đổ được một, người chơi B sẽ có xu hướng phạt anh
ta nặng hơn so với khi anh ta chọn phương án thứ nhất và đổ được năm.
Những kết quả nghiên cứu trên đây đã chỉ ra rằng chúng ta thường có
xu hướng đánh giá con người một cách phiến diện dựa trên kết quả tiêu cực
của sự việc mà anh ta thực hiện. Một vấn đề khác cũng nảy sinh đó là
chúng ta thường phải chờ rất lâu để đánh giá xem sự việc đó có phải là vô