trong hành động. Một nhóm các nhà triết học cho rằng tính đạo đức của
một sự việc nên được đánh giá dựa trên những nguyên tắc hành động trong
quá trình thực hiện trong khi một nhóm khác lại cho rằng chính kết quả của
sự việc là thước đo chuẩn xác nhất cho tính đạo đức của sự việc đó. Mặc dù
vậy, khi chúng ta đánh giá một vấn đề dựa trên kết quả của nó mà không
cân nhắc đến các cách giải quyết vấn đề khác hay tình huống xảy ra sự
việc, chúng ta thường bị bỏ qua chủ ý ban đầu của người thực hiện sự việc.
Chính thành kiến về kết quả của sự việc cũng được thể hiện rất rõ
trong hệ thống luật pháp của chúng ta. Nhà tâm lý học Fiery Cushman và
các cộng sự của mình đã nghiên cứu một vụ án giết người trong đó thủ
phạm là hai anh em, Jon và Mark, cả hai đều chưa có tiền án tiền sự nhưng
được biết đến là hai người vô cùng nóng tính.
một người lạ mặt vô duyên cớ đến gây sự với Jon và Mark, đồng thời sỉ
nhục gia đình của hai anh em. Tức giận trước hành động này, Jon rút súng
ra định bắn chết kẻ lạ mặt nhưng viên đạn đi chệch hướng và người lạ mặt
vẫn bình an vô sự. Ngược lại, Ma rút súng ra chỉ nhằm mục đích dọa nạt kẻ
lạ mặt nhưng phát súng vô tình giết chết kẻ lạ mặt. Cushman và cộng sự chỉ
ra rằng theo hệ thống luật pháp của đa số bang trên nước Mỹ, Ma sẽ bị xử
phạt nặng hơn Jon dù anh ta chỉ vô ý ngộ sát. Nói một cách khác, luật pháp
quan tâm nhiều hơn đến kết quả sự việc hơn là chủ đích ban đầu của sự
việc.
Nhằm làm rõ hơn mối liên quan giữa thành kiến về kết quả sự việc
trong hệ thống luật pháp, Cushman và cộng sự đã thực hiện một thử thách
khá thú vị. Đơn giản, hãy thử tưởng tượng rằng bạn đang phải đứng giữa
hai sự lựa chọn trong một cuộc chơi với một đối thủ lạ mặt.
Phương án thứ nhất: Bạn tung một quân xúc xắc. Nếu bạn đổ được số
một, hai, ba hoặc bốn, bạn sẽ nhận được $10 và đối thủ của bạn sẽ nhận $0.
Nếu quân xúc xắc lăn ra số năm, bạn và đối thủ sẽ nhận được mỗi người
$5.