công bố của Ủy ban liên chính phủ của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
(IPCC).
Tính đến nay, bản báo cáo dễ hiểu nhất về biến đổi khí hậu
IPCC dự đoán rằng nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong thế
kỷ tới và khoảng 90% nguyên nhân được cho là do những hoạt động của
con người. Sau bản báo cáo ấy, ExxonMobil đã quay ngoắt 180 độ. CEO
Rex W. Tillerson của công ty tham gia với đối thủ BP và Shell tuyên bố
rằng khí nhà kính từ xe cộ và các nhà máy là một phần dẫn đến biến đổi khí
hậu. Thêm vào đó, có báo cáo cho thấy AEI ngưng ngay kế hoạch trả tiền
cho các bài báo phản đối
IPCC nhận giải Nobel về Hòa bình năm 2007
cho báo cáo của họ. Nhưng những nhà nghiên cứu được ngành công nghiệp
năng lượng chống lưng thì lại tiếp tục làm dấy lên tranh cãi về hệ thống dữ
liệu được thiết kế chặt chẽ chứng minh về việc chính con người đã, đang và
sẽ tiếp tục gây ra biến đổi khí hậu.
Năm 1984, nhà kinh tế học đã nhận giải Nobel, Thomas Schell- ing
viết: “Không có nguyên tắc khoa học nào cho thấy các vấn đề đáng báo
động sẽ giảm đi khi nghiên cứu sâu hơn”. Thế nhưng mặc dù có sự đồng
tình về vấn đề biến đổi khí hậu và những dự kiến đáng báo động, một số
lượng không nhỏ các nhà chính trị và những người ủng hộ cả ở Mỹ và ở
những nước công nghiệp phát triền và đang phát triển khác đều phớt lờ các
vấn đề này. Họ cho rằng những vấn đề ấy không có thật hoặc chỉ có những
động thái mang tính tượng trưng và không có giá trị để giải quyết vấn đề.
Lý do của việc này là vì chi phí cho việc giải quyết sự biến đổi khí hậu rất
cao. Những nước như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ phải chịu nhiều thiệt hại
khổng lồ về kinh tế nếu họ bị yêu cầu phải giảm sự phụ thuộc vào nhiên
liệu hóa thạch. Rất nhiều nhân viên sẽ thất nghiệp và nhiều người khác phải
thay đổi cuộc sống của mình.
Mặc dù những chi phí này rất cao, vẫn có sự thống nhất khoa học
trong việc có thể chi phí ấy còn thấp hơn nhiều so với số tiền kinh khủng
phải bỏ ra nếu chúng ta không hành động.
Người ta dự đoán mực nước
biển và thời tiết sẽ làm thay đổi nghiêm trọng khí hậu ở một số khu vực.