không đi ngược lại quan điểm đạo đức của chính các bạn. Chúng tôi cũng
sẽ nói đến việc làm cách nào các bạn có thể giúp các tổ chức mình đang
tham gia và rộng hơn là cả xã hội, hành động như vậy.
Thay đổi bản thân
Chỉ có những người thông minh nhất và ngu ngốc nhất mới không
thay đổi
_Khổng Tử_
Theo tiêu chuẩn của Khổng Tử, hầu như tất cả chúng ta đều không
phải những người thông minh nhất hay ngu ngốc nhất trong xã hội, vì vậy
chúng ra đều muốn thay đổi. Nhưng thay đổi là một việc khó khăn và việc
thay đổi các biểu hiện đạo đức sẽ đặc biệt vất vả. Như trong các nghiên cứu
đã đưa ra, chúng tôi tin rằng hầu hết các khó khăn nằm ở sự thiếu hụt nhận
thức về những khía cạnh phi đạo đức trong hành động của chúng ta.
Vì vậy khi nói đến việc tăng cường những biểu hiện đạo đức thì một
cá nhân cần phải làm gì? Câu trả lời một phần phụ thuộc vào khả năng thu
hẹp khoảng cách giữa những điều bạn muốn và những điều bạn nên làm.
Như đã nói đến trong chương 4, chúng ta thường nghĩ rằng chúng ta sẽ
hành động theo hướng chúng ta nên làm, nhưng khi phải đưa ra quyết định
ta lại hành động theo hướng ta muốn làm. Tệ hơn nữa, khi chúng ta nghĩ lại
về quyết định ấy, ta thường tin rằng khi đó ta đã làm những điều ta nên làm.
Hầu như chúng ta đều hiểu rằng để có được một quyết định hiệu quả thì cần
phải tính toán tỉ mỉ những yếu tố liên quan và sau khi đã đưa ra quyết định
thì cần phải đánh giá chúng chính xác.
Tuy nhiên, do các quyết định về
cách ta sẽ hành động thường không chính xác nên ta vẫn gặp rắc rối khi
muốn thực hiện những quyết định có đạo đức. Ngoài ra, vì ta thường ghi
nhớ sai lệch những quyết định đã đưa ra để tự an ủi bản thân về những biểu
hiện phi đạo đức đã phạm phải nên những đánh giá của ta cũng không
chính xác. Max và đồng nghiệp Mahzarin Banaji đã nói: để có các quyết