định có đạo đức, các bạn cần phải nhận ra điểm yếu của chính mình một
cách khách quan.
Nếu bạn không làm được những điều ấy thì bạn sẽ
không thể xác định được lỗi lầm của mình.
Một trong những bước đầu trong quá trình xác định điểm yếu bản thân
là phải chắc chắn bạn đang lên kế hoạch hợp lý để đánh giá biểu hiện của
mình. Như chúng tôi đã mô tả trong chương 4, Hệ thống 1 có liên quan tới
quá trình quyết định nhanh chóng, tự động, không tốn công sức, không rõ
ràng và giàu cảm xúc của mình trong khi Hệ thống 2 lại thường là quá trình
quyết định chậm hơn, có ý thức, nhiều công sức, rõ ràng và hợp lý hơn.
Phản ứng kiểu Hệ thống 1 bản năng của ta sẽ thiếu đạo đức hơn những suy
nghĩ theo kiểu Hệ thống 2.
Điều này cho ta bài học cần phải suy nghĩ
kỹ trước khi hành động, và phải suy nghĩ theo hướng phân tích chứ không
theo hướng hồi tưởng. Việc này sẽ giúp ta hướng tới con người hoàn hảo ta
mong muốn đạt được và sẽ khiến ta phải chuẩn bị cho những thế lực tinh
thần giấu mặt đang vây quanh trước, trong và sau khi ta phải đối mặt với
những tình huống tiến thoái lưỡng nan về đạo đức.
Chuẩn bị quyết định: Hãy đề phòng “cái tôi luôn muốn”
“Cái tôi luôn muốn” – một phần trong mỗi người chúng ta luôn hành
động theo ý thích bản thân mà không mấy quan tâm đến những quy tắc
thường im lặng khi chuẩn bị đưa ra quyết định nhưng lại vươn lên và chiếm
lĩnh con người ta khi phải đưa quyết định. Không chỉ có hiện tượng cái tôi
của bạn nổi lên mà chính cái tôi ấy sẽ gạt sang một bên những suy nghĩ “có
đạo đức” của bạn. Nếu bạn thấy mình đang suy nghĩ “Mình sẽ không làm
vậy” hoặc “Dĩ nhiên mình sẽ chọn con đường đúng đắn” thì chắc hẳn nỗ
lực của bạn sẽ thất bại và bạn sẽ bị động trước những ảnh hưởng của cái tôi
này mang đến cho quyết định.
Ann và đồng nghiệp đã nhắc đến trong nghiên cứu của họ rằng một
cách hữu ích để chuẩn bị cho cuộc tấn công của “cái tôi luôn muốn” là nghĩ
đến những động cơ có thể sẽ ảnh hưởng đến bạn khi phải đưa ra một quyết