Nhiều vụ bê bối diễn ra trong thiên niên kỉ mới đã làm sụp đổ lòng tin
của chúng ta về những nhà lãnh đạo và cả việc kinh doanh. Dưới áp lực
sống có đạo đức hơn, các tổ chức và các cơ quan tài chính đã cam kết
những nỗ lực nhằm cải thiện và thực thi các hành vi đạo đức trong khuôn
khổ của họ. Họ tiêu tốn hàng triệu đô-la vào các quy tắc ứng xử tập thể, các
báo cáo nhiệm vụ dựa trên giá trị, thanh tra viên có đạo đức để đặt tên cho
một vài kiểu đạo đức và chiến lược tuân thủ quản lý. Những nỗ lực khác có
tính áp đặt hơn trong thực tế bao gồm cả Luật Sarbanes - Oxley được thông
qua bởi Quốc hội Mỹ; những thay đổi về điều lệ để xác định Thị trường
chứng khoán New York chi phối các công ty thành viên và những thay đổi
trong cách thức các công ty kinh doanh tư nhân kết hợp và truyền tải tiêu
chuẩn đạo đức đến cách ứng xử của nhân viên, cán bộ cũng như trừng phạt
những hành vi thiếu đạo đức.
Mặc dù chúng ta ra sức ủng hộ mọi nỗ lực nhằm gia tăng các quyết
định mang tính đạo đức cao hơn trong một tổ chức nhưng kết quả của chuỗi
nỗ lực này hiển nhiên vẫn chưa đồng nhất. Một nghiên cứu có sức thuyết
phục về việc đa dạng hóa chương trình đã chỉ ra rằng việc tạo ra các
chương trình đa dạng – một sự cố gắng mang tính tổ chức để hướng tới
những hành động đúng đắn – có tác động tiêu cực đến sự đa dạng của các
tổ chức sau này.
Hơn nữa, những biện pháp can thiệp như vậy không có
gì mới. Trong quá khứ, nhiều thay đổi tương tự đã được thực hiện để giải
quyết sự vô ý thức về đạo đức. Bất chấp việc các hình thức can thiệp này đã
tiêu tốn tới hàng nghìn đô-la, các vụ bê bối đạo đức mới vẫn tiếp tục diễn
ra.
Tương tự, các chương trình củng cố đạo đức đã phát triển nhanh
chóng tại các trường kinh doanh ở khắp nơi trên thế giới và xếp hạng của
các trường kinh doanh hiện nay thường đánh giá một cách rõ ràng độ phổ
biến của việc rèn luyện đạo đức trong chương trình giảng dạy. Tuy nhiên
tác dụng của các khóa học về đạo đức thường không lâu dài và các quy tắc
danh dự của MBA (thường là một phần của chương trình học) trong một số