của Việt Minh chưa có đủ trang bị cần thiết để đánh chiếm những vị trí như
thế này. Đặc biệt, đó là quan điểm của đại tá Berteil, người thay Gilles làm
Tư lệnh binh đoàn tác chiến khu vực miền Trung sông Đà, gọi tắt là
GORMON. Ngày 21 – 5 -1953, khi Tổng tư lệnh Navarre bất ngờ đặt chân
xuống Nà Sản trong cuộc hành trình thị sát vùng thượng du, đại tá Berteil đã
nồng nhiệt bộc lộ ý kiến trên đây với cấp trên.
Nhưng riêng về phần mình , tướng Gilles lại có quan điểm khác. Là một
người ưa hành động, tướng Gilles không thể chịu được cảnh giam chân
trong một cứ điểm kiểu “con nhím”, bị vây bọc mọi phía, hoàn toàn phụ
thuộc vào việc tiếp tế bằng máy bay, chờ đợi địch tiến đánh. Ông muốn
được có những cuộc hành quân táo bạo, trong đó được tự do vận động , nhử
địch vào những cạm bẫy để rồi nghiền nát bằng quả đấm của lính dù.
Đó là phần cuối trong ý niệm về cuộc hành quân chiếm lĩnh Điện Biên Phủ
ngày hôm đó. Nếu ông nhận cầm đầu lính dù của mình nhảy xuống tiến
đánh Điện Biên Phủ, đó là do ông nhận được lời hứa chính thức chỉ ở lại đây
một thời gian ngắn, vừa đủ để tìm được người thay thế. Một cơn đau tim gần
đây nhất đã chứng minh, ông đang vượt qua giới hạn củ sự dẻo dai về thể
lực. Ông bộc lộ với tướng Dechaux :
- Điện Biên Phủ không thể trở thành một Nà Sản thứ hai như tất cả những
đầu óc trong ban tham mưu ở Sài Gòn nghĩ như vậy. Bởi vì, Việt Minh hẳn
cũng đã rút kinh nghiệm về những bài học thất bại ở Nà Sản năm ngoái.
Hoặc là, tướng Giáp sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm ngăn cản
không cho Điện Biên Phủ trở thành mối uy hiếp hậu phương Việt Minh,
hoặc là sẽ tiến đánh Điện Biên Phủ …
Tướng Gilles không nói thêm, nhưng vẫn khiến cho người nghe có cảm giác
ông không muốn bị chôn chân bó tay tại Điện Biên Phủ nếu Việt Minh tiến
công.