thương. Tiểu đoàn dù lê dương số 2 phải giải tán. Số quân còn lại sáp nhập
với tiểu đoàn dù lê dương số 1, mang tên mới là « tiểu đoàn cơ động lính dù
lê dương ».
Tình nguyện nhảy dù
Tháng 4 năm 1954
Bị luồng gió mùa từ trên núi cao như ngoạm chặt tạo thành một bức tường
vô hinnhf, chiếc máy bay Dakota chao đảo lướt trên những mỏm Ba Vì phía
Tây Hà Nội. Lúc này là 10 giờ đêm. Hai mươi hai người ngồi trên ghế bằng
vải bạt trong khoang máy bay sờ soạng trong bóng đen. Từ lúc cất cánh rời
khỏi sân bay Bạch Mai họ vẫn như ngây dại, trái tim đặt trên môi, không
nói với nhau một lời. Thấp thoáng dưới vòm mũ sắt tròn, những bộ mặt mờ
ảo hốc hác hoặc phẳng lì thỉnh thoảng lại hiện ra dưới những luồng ánh
sáng xanh nhạt phát đi từ buồng máy. Mọi người không ai động đậy. Có lẽ
họ khong thể vận động được thì đúng hơn, bởi vì để tránh mọi sự cố có thể
xảy ra khi nhảy dù, các huấn luyện viên đã trang bị, nai nịt cho họ chặt chẽ
trước khi họ lên máy bay.
Viên sĩ quan phụ trách thả dù chợt nói to :
- Thế nào ? Hát lên chứ !
Nhưng hát bài gi ? Những người ngồi trong khoang máy bay không có quan
hệ chung. Họ không quen biết nhau. Thậm chí, ba tiếng đồng hồ trước, họ
còn chưa biết mặt nhau. Họ đến từ tất cả các đơn vị quân đội ở Đông
Dương. Có đủ mọi sắc lính : lính lê dương, lính thuộc địa, lính pháo binh,
lính lái xe, và cả những binh sĩ vừa ra khỏi các viện quân y. Từ các bản
đồng ca của các trung đoàn riêng biệt, không có gì để tạo thành một dàn