Đông cũng như phía Bắc, đều chịu chung số phận. Cánh đồng cũng không
loại trừ. Điện Biên Phủ đã biến thành một trận địa. Đó cũng là một thế giới
đặc biệt, với những đặc tính và một từ vựng riêng. Những tên gọi cũ một
cách phóng khoáng đã được thay bằng những mật danh quân sự, trở thành
tên gọi chính thức. Vần chữ cái A, B, C đã được sử dụng để chỉ định các cứ
điểm được tuần tự xây dựng theo thứ tự từ trước đến sau. Hai quả đồi đầu
tiên ở Bản Kéo được xây thành cụm cứ điểm mang tên Anne Marie. Những
cứ điểm thứ hai, xây dựng ở phía Đông Bắc, mang tên cụm Beatrice. Cả đến
trung tâm Điện Biên Phủ cũng mang tên mới là Claudine. Vết tích của
những làng bản đã bị xóa hết, chỉ còn lại những con đường, lúc ngập bùn,
lúc đầy bụi. Các nhà sàn bị đánh sập, gỗ dựng nhà được tái sử dụng làm nắp
hầm củng cố vách hào.
Công trường xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là địa điểm được
nhiều người tới thăm nhất trên toàn lãnh thổ Đông Dương. Hàng ngày, máy
bay liên tiếp hạ cánh đưa tới đây một loạt nhân vật quan trọng có nhiệm vụ
tới kiểm tra tại chỗ để nhận xét về tiến trình xây dựng hoặc phát biểu quan
điểm của mình về cách thức tổ chức phòng ngự.
Vấn đề này được thể hiện như một vòng xoay có tổ chức. Ngay khi bước
xuống cầu thang máy bay các vị tai to mặt lớn đã được binh lính, thường là
lính lê dương , xếp hàng nghênh đón, tiếp đó được đưa về sở chỉ huy nghe
đại tá Castries báo cáo tình hình có chỉ dẫn bằng một tấm bản đồ lớn, ghi
các ký hiệu màu xanh, đỏ, vàng. Rồi, một đoàn gồm ba hoặc bốn chiếc xe
Jeep đưa các vị tới thăm sân bay và các điểm tựa đặt trên đồi cao.
Các vị khách cũng có thể đứng trên Dominique 2, điểm cao nhất phía Đông
Bắc sở chỉ huy trung tâm quan sát chân trời. Sau đó đi thăm các cụm cứ
điểm Eliane , nơi lính lê dương đang dùng súng phun lửa đốt cháy các bụi
cây thay cho việc phát quang dọn bãi, gân nên một ấn tượng.
Đến 4 giờ chiều máy bay lại đưa các vị khách trở về Hà Nội. Điện Biên Phủ