ĐIỆN BIÊN PHỦ CUỘC ĐỐI ĐẦU LỊCH SỬ MÀ NƯỚC MỸ MUỐN QUÊN ĐI - Trang 118

ta vẫn quyết định đi. Không thể tin rằng Tiểu đoàn dù Thuộc địa số 6 sẽ
tham gia chiến đấu mà không có Bigeard. Sự ảm đạm ở sở chỉ huy Hà Nội
lan truyền tới Điện Biên Phủ. Hành động tàn sát của các tiểu đoàn lính Lê
dương, lính Algeri và vụ tự sát của Đại tá Piroth là đòn giáng mạnh vào tinh
thần của quân đồn trú. Thực tế việc De Castries và Trung tá Keller không
chịu nổi sự vất vả của chiến trường là một điềm gở được báo trước. Đó là
một giai đoạn căng thẳng và mệt mỏi. Đại tá De Castries xuất hiện là để giải
toả thái độ tò mò mà chính nó sẽ tác động tới vai trò chỉ huy của ông ta
trong những ngày sắp tới. Trung tá Langlais không chịu nhượng bộ khi ông
ta cố gắng ngăn chặn các đợt tấn công của Việt Minh và triển khai quân dự
bị để lấp những chỗ trống trong phòng thủ. Sự phối hợp giữa các tổ đội, đơn
vị đang phải căng ra vì các sĩ quan chủ chốt bị thương nhiều và sở chỉ huy
của De Castries lại không bổ nhiệm kịp thời ban lãnh đạo. Lính súng trường
và các xạ thủ, những người đang phải chịu đựng đòn chủ lực của các đợt tấn
công có thể đã không là điều bí mật đối với cấp trên của họ nhưng họ biết
rằng cầu hàng không tới Hà Nội sẽ nhanh chóng trở thành một vấn đề của
quá khứ. Đường băng liên tục bị bom oanh tạc, chỉ có những chiếc máy bay
y tế C-47 là vẫn hạ cánh và đôi khi có cả những chuyến máy bay liên lạc.
Các phi công đang phải đương đầu với làn hoả lực phòng không chính xác
và dày đặc của Việt Minh. Họ nghĩ rằng đồ tiếp tế thả xuống sẽ được cung
cấp liên tiếp cho quân đồn trú và đảm bảo một phần cho cuộc chiến đấu.
Cũng như tất cả binh lính chiến đấu, binh lính trong các công sự luôn nghĩ
tới điều gì sẽ xảy ra nếu họ bị thương. Cho tới giờ, những người bị thương
nặng đã được chuyển đi kịp thời, và phải thừa nhận sự nỗ lực dũng cảm của
những chiếc máy bay y tế. Sự lựa chọn duy nhất là bệnh viện đẫm máu và
hôi hám đã bị quá tải của Điện Biên Phủ. Pierre Schoendoerffer, nhà quay
phim quân đội bị thương nhẹ trên Đồi 781 trong trận đánh ngày 5 tháng 3,
đang điều dưỡng ở Sài Gòn nhận được một bức điện khẩn từ Hà Nội của
một đồng nghiệp - nhà nhiếp ảnh Jean Péraud gửi thông báo rằng cả hai cần
có mặt ở Điện Biên Phủ. Cái chết của Jean Martinoff và việc sơ tán André
Lebon bị thương để lại một mình nhà nhiếp ảnh Daniel Camus bao quát trận
đánh. Schoendoerffer vội vã tìm một chỗ trên máy bay để tới Hà Nội. Điều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.