máu này là dấu hiệu sụp đổ của Đế chế Pháp và làm chia rẽ nước Pháp. Do
sự đa dạng của tù binh, nên các kỹ thuật giống nhau được áp dụng sẽ cho
những kết quả xáo trộn. Những người tiến bộ trong số họ sẽ được đưa về
nước bằng máy bay của Liên Xô theo như lời hứa. Mặc dù mọi tù binh gồm
cả người Pháp phải chịu những biện pháp cân não của Việt Minh và phải
chịu căng thẳng trong các trại. Báo cáo của các đợt tác chiến của tình báo
và của các đơn vị đặc biệt đều chưa được phép tiếp cận. Một số người sống
sót thừa nhận rằng những người bắt họ đôi khi còn không được ăn bằng các
tù binh. Nhưng Việt Minh đã được tôi luyện bởi kinh nghiệm sống trong
rừng lâu ngày với khẩu phần ăn đạm bạc. Họ đã được nghe nhiều về các tù
binh - những tay lính đánh thuê và những tên thực dân đáng ghét. Việt Minh
không có tôn chỉ võ sĩ đạo của người Nhật là coi tù binh như những chiến
binh bị ruồng bỏ thà chết còn hơn sống. Vì những cuộc thương lượng quanh
co và những công tác tuyên truyền của Việt Minh nên công việc sơ tán
thương binh của Pháp ra khỏi Điện Biên Phủ bị chậm lại. Vấn đề chính là
có cả thương binh của phía Quân đội quốc gia Việt Nam trong chiến dịch.
Việt Minh coi họ như những kẻ phản bội cần được giải quyết riêng. Vấn đề
này được đưa ra thảo luận trên bàn đàm phán ở Geneve. Ngày 18 tháng 5,
Ngoại trưởng Pháp, Georges Bidault chỉ ra rằng sự phân chia như vậy là vi
phạm nguyên tắc không phân biệt chủng tộc và đề nghị trao trả số Việt
Minh bị thương tương ứng với bất cứ điểm nào mà chỉ huy Việt Minh đề ra.
Một bức điện mật từ đoàn đại biểu Mỹ ở Geneve gửi về Washington nhấn
mạnh giọng điệu tuyên truyền của Việt Minh đáp lại lời phát biểu của Ngoại
trưởng Bidault: Đoàn đại biểu Bắc Việt nhắc lại lời chấp nhận nguyên tắc
không phân biệt chủng tộc nhưng cho rằng số thương binh người Việt rất
thấp vì Tư lệnh Pháp đã tập trung hết ở Điện Biên Phủ những binh lính giỏi
nhất của Quân đoàn Viễn chinh và rằng số người Việt trong quân đồn trú
chính gốc chỉ bảo gồm 1/8 và nhiều người trong số đầu hàng đã từ bỏ Pháp
ngay trong cuộc chiến. Sau nhiều cuộc thương lượng bảo gồm cả Hội chữ
thập đỏ Pháp và Bộ Tư lệnh tối cao Pháp ở Việt Nam, Việt Minh cho phép
những thương binh của Quân đội quốc gia Việt Nam nhập vào quá trình sơ
tán. Một trong những cái giá mà Pháp phải trả cho sự thương lượng này là