Quả vậy, hai người khiêng cáng tìm thấy một chàng cao lớn nằm trên cáng,
phía dưới mặt đầy băng có thấm máu. Trung uý Ăngri Đềmezie của tiểu
đoàn 1 dù ngoại quốc mất hàm vì một mảnh đạn pháo lại thêm "một viên
đạn nhỏ trong ngực". Bác sĩ Ginđrây đã rửa sạch vết thương kinh sợ và đặt
ống xông cho anh thở. Đềmezie là người quen cũ của Pôn Bécna và chính
nhờ cô mà anh đã được cứu sống vì trong suốt hành trình trở về của Zulu In
đia, cô luôn chú ý đến cái khí quản mà vài cục máu đông có thể bít lại làm
cho chàng sĩ quan trẻ tuổi ngạt thở. Lại 19 người bị thương nữa được cứu
thoát. Trên máy bay có cả đại uý Bôơglanh, thượng sĩ Manô và trung sĩ
Giênanh mà Bugơrô đã tập hợp được. (Chú thích: Ngày 29-3 thực hiện
chuyến thả dù thứ 91, An be Bugơrô bị trọng thương bởi súng phòng không
và trung sĩ nhất Brăngirê đưa máy bay về Cát Bi. Sinh năm 1919, Bugơrô
đậu bằng phi công 1939. Sang Đông Dương 1-1954. ông mất ngày 30-3 do
bị thương. Bugơrô đã có 3613 giờ bay, trong đó 421 trong nhiệm vụ thời
chiến.)
Với vài dòng hiếm hoi, Pôn Bécna, người phụ nữ đặc biệt - được mệnh
danh là "Các men" - trong một bức thư không xuất bản đã gợi lại một
khoảng đời làm hộ tống viên của cô:
“Điện Biên Phủ là một đấu trường địa ngục, ít nhất là về mặt y tế. Người ta
bị bắn như những con thỏ. Hai cối 120 và một khẩu pháo 105 thường xuyên
nhắm vào cuối đường băng. Họ bắn vào máy bay cứu thương ngay cả trước
khi đỗ xuống nếu kế hoạch máy bay cứu thương đến không phối hợp các bộ
phận liên quan một cách đồng bộ. Chúng ta đã phải hủy bỏ việc sơ tán vào
ban ngày và 400 trong số 700 người bị thương của ngày đầu đã chết vì
không sơ tán được. Tám ngày qua, chúng ta đã thực hiện một việc phi
thường là hạ cánh ban đêm mà không dùng hệ thống chiếu sáng khiến
đường bắn của Việt Minh kém chính xác và chúng tôi đã đưa đi được gần
200 người bị thương. Nhưng chúng tôi đã mất bốn máy bay Đacôta trong
năm ngày. Ba phi hành đoàn, mỗi đoàn 7 người và đêm nay năm phi công
trực thăng. Hôm kia chúng tôi bị súng máy bắn cách 150 mét, Việt Minh đã