tận mắt, với những cử động của cằm thể hiện tính quyết đoán của ông. Chịu
trách nhiệm về các hành động tham chiến, Biga có lúc đi theo ông, hoặc
Lơmơniê thuộc bán lữ đoàn lê dương ngoại quốc thứ 13. Lăng le đã ra lệnh
cho thiếu tá Xuđra gài mìn vào các khu vực xung quanh các cứ điểm Êlian
và Đôminíc, đào những giao thông hào mới và những hào giao thông có
mái che. Từ tháng giêng, công binh đã chôn dưới hàng rào dây kẽm gai
hàng chục thùng napan có mồi đánh lửa điện và Lăng le còn chuẩn bị một
trung đội gồm bốn trọng liên bốn nòng cỡ 12,7 li do trung uý Rơđông chỉ
huy. Có những người Việt Nam cũng tham gia vào việc sử dụng trọng liên
và trung sĩ Maria, thợ máy, làm nhiệm vụ sửa chữa các hỏng hóc về xạ
kích.
“Quân số này, thu gọn đến mức tối thiểu là để cho trung đội khỏi bị cắt đôi,
Rơđông phàn nàn. Lệnh này không được tôn trọng và Lăng le chia chúng
tôi làm đôi. Một theo lệnh của phó chỉ huy của tôi, thượng sĩ nhất Lơm,
nhập vào Êpecviê, bộ phận kia đi với tôi, bên cạnh lính Thái của trung uý
Đuyluya, bảo vệ sườn cho Êlian 2. Người ta cho tôi mượn chiếc xe Jeep để
đến kho bom của máy bay chở 72000 viên đạn của tôi và thay đổi chỗ cất
giữ chúng trong một đêm”.
Ngày 28-3, Lăng le sở chỉ huy của tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 Angiêri trên
Đôminíc. Theo Garăngđô, ông ta "đề nghị đưa tiểu đoàn làm dự bị". Nếu
Garăngđô hiểu thái độ của Đờ Caxtơri đối với ông - thì đây là một cái sào
mà ông phải vội vã nắm lấy bởi vì tiểu đoàn của ông với những con số mà
ta đã biết và sự mệt mỏi của các lính thuộc địa, không thể giữ vững lâu dài
trước một cuộc tấn công của Việt Minh. Mặt khác Garăngđô cũng không tự
ru ngủ bằng ảo tưởng và cảnh báo Lăng le: ông nghĩ rằng giữ được trong
bốn giờ nhưng sau đó nếu không ai đến cứu viện... Ngược lại mọi sự chờ
đợi, tiểu đoàn trường tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 Angiêri không chấp nhận rời
khỏi Đôminíc, tuy nhiên yêu cầu bố trí lại lực lượng. Những phản đề nghị
này của Garăngđô có lẽ sẽ được chấp nhận vì tiểu đoàn 3, trung đoàn 3
Angiêri không bị thay thế.