hầm thúc giục mọi người đi ra nếu không sẽ bị ném lựu đạn. Thế là kết
thúc. Đại uý Puruýt đi theo sau, Lăng và nhân viên sở chỉ huy tiếp theo sau
đại uý Garăngđô và trung uý Lui, những người bộ đội dẫn họ đi về phía
đông bắc với những tiếng thúc giục cáu kỉnh "mao len, mao len". Đã 20 giờ.
Sở chỉ huy đã bị chiếm nhưng các loạt đạn bắn nhau vẫn nổ vang trên điểm
tựa, cộng thêm những tiếng la thét giận dữ và đe dọa. "Từ lúc này là đánh
giáp lá cà từ hầm cố thủ này đến hầm cố thủ khác", Lăng nói một cách tin
chắc.
Ngày 1-4, danh sách các sĩ quan được thăng cấp được công bố trong tất cả
các đơn vị ở Bắc bộ. Giăng Garăngđô ở trong danh sách đó, tuy nhiên, chỉ
khi bị bắt trở về ông mới được biết là mình đã được phép mang lon thứ tư.
Trên cứ điểm Đôminíc 1, Máctine chờ đợi cuộc xung phong, đã cố gắng sửa
chữa hai khẩu súng máy bị pháo bắn hỏng. Hạ sĩ Lalai bắn súng máy ở cửa
ra của đường hào đông bắc, băng đạn nối tiếp nhau liên tục. .
Máctine:
“Một trung đội trưởng của tôi là người Việt Nam, thiếu uý Phê, không thể
giữ được người của anh ta tại vị trí của họ, cho nên phải tự mình bắn súng
máy. Cuộc chiến đấu trở nên lộn xộn và rốt cuộc vị trí đã bị gặm dần. Tiểu
đoàn 3, trung đoàn 3 Angiêri điều đến cho tôi một trung đội trước khi Việt
Minh tấn công, tôi giữ nó làm dự bị, nhưng khi tôi ra lệnh tham gia chiến
đấu, thượng sĩ nhất Lơpết chỉ huy của trung đội lại bị thương, trung đội
chạy tán loạn bất chấp những nỗ lực của thượng sĩ Mi lô, thượng sĩ nhất của
đại đội, anh cũng bị thương”.
Lơpết bị coi là mất tích nhưng nhiều lính của trung đội anh trở về Đôminíc
3. Đối mặt với sự rút lui của lính Angiêri, Máctine nổi giận và ra lệnh trừng
trị bằng súng tình trạng hoảng loạn có thể lây lan sang lính Việt Nam của
ông: "Xem như chưa đủ để đối mặt với một cuộc tấn công chính diện trên