Trung úy Mác xen Clêđíc đã nhảy ngày 20-11 trong cuộc hành quân Hải li
và khi anh trở lại cũng bằng con đường đó trong đêm ngày 3 rạng ngày 4-4,
anh đã là đại úy từ ngày trước nhưng anh vẫn chưa hay, tin thăng cấp chưa
đến với anh trước khi anh lên máy bay. Đại đội 2 của anh ta vững chắc và
có 202 lính dù - quân số lý thuyết - một nửa là người Âu. Thực tế trừ những
người không sẵn sàng và người ốm, chỉ có 160 người đã nhảy.
“Khi đã xuống mặt đất, Clêđíc nhớ lại, tôi tập hợp người của tôi lại được
sao hay vậy và khoảng 7 giờ sáng, chúng tôi đã đến vị trí của tiểu đoàn 8
xung kích. Trung đội người Nùng của thiếu úy Pốtchiê, chỉ có một trung sĩ
và mười hai người. Chiếc Đacôta mà Pốtchiê bay đã quay trở về. Chắc là có
sự cố về cơ khí. Các trung đội trưởng khác của tôi Sácđini, Coócđiê,
Đéccua và Pâyrôbơ đều có mặt. Có lệnh cho chúng tôi đi về Êlian 2 và
chúng tôi đã đến đó vào đầu buổi chiều”.
Đại đội 3 của dại úy Sáclơ đến tăng cường cho trung úy Philôdơ, thuộc tiểu
đoàn 3, trung đoàn 3 bộ binh Angiêri tại Đôminíc 3, đại đội 4 của Minô bố
trí ở Êlian 3 bên bờ sông. Cuộc thả dù "không được điều lệnh quy định" này
đã làm nặng thêm bầu không khí đối địch giữa Lăng le và đại tá "Tô tô"
Xơvanhắc, "ông chủ" lính dù ở Đông Dương. Xơvanhắc không hoan
nghênh sáng kiến của người cấp dưới và ông sẽ leo lên các con ngựa lớn
của ông khi người chỉ huy binh đoàn không vận số 2 đòi - chứ không phải
thỉnh cầu "lòng khoan dung cao cả" của ông - phải thả dù ngay lập tức.
Không có huấn luyện trước, những người tình nguyện được kêu gọi tham
gia, từ tất cả các đơn vị ở Đông Dương, đã có đến hàng trăm.
Khi người ta báo cáo với ông rằng Lăng le thét lên với ai muốn nghe rằng
"nhảy dù không khó hơn nhảy từ ô tô đang chạy". Xơvanhắc cho rằng ông
trung tá nóng nảy này đã làm giảm giá trị của binh chủng đổ bộ đường
không. Áp dụng cái "điều lệnh chết tiệt" ấy như Lăng le gọi nó, mỗi người
tình nguyện, trước khi được thả dù phải nhảy sáu lần theo quy định của điều
lệnh thì mới được quyền nhận bằng. Nhưng, Caxtơri và Lăng le có nhu cầu