ngày 20-11. Ngoài ra, Béctây từ Hà Nội về tham gia vào một cuộc họp với
các người có trách nhiệm. "Tất cả những người có mặt phải dành lực lượng
dự bị trong phạm vi quyền hạn của họ", đại tá Ni cô của lực lượng vận tải
đường không làm yên lòng họ".
Ginlơ hỏi các tin tức về lực lượng Việt Minh. Làng đã bị chiếm chưa? Hình
như hai hoặc ba đại đội của trung đoàn 148 đang đóng quân ở đó. Trong
những điều kiện như thế, ít khả năng quân dù giành được lợi thế bất ngờ.
Hơn nữa, quân của Ginlơ sẽ bị phân tán ít nhiều khi chạm đất. Tướng Mát
xông, phó chỉ huy trường của Cônhi lo ngại: "Chúng ta sẽ mất 50% quân
dù!".
Đờ sô phi công, quan tâm đến đường hạ cánh. Bao nhiêu ngày sau Hải li nó
sẽ sử dụng được? Đại đội 17 công binh nhảy dù đợt đầu, sẽ bố trí sắp xếp
nó. Đờ sô nhắc nhở là máy bay yểm trợ sẽ hoạt động theo giới hạn của sự
can thiệp và Ni cô thì nghĩ đến gió bão, mưa phùn và các cơn mưa có thể
khiến không thể đến được thung lũng sông Nậm Rốm bằng máy bay trong
nhiều ngày. Giữa cao điểm của gió mùa, lượng mưa ở khu vực Điện Biên
Phủ cao hơn nhiều so với mọi nơi khác ở Bắc Kỳ. Ông tự hỏi về việc sử
dụng đường băng về mùa mưa "nếu chiến dịch phải kéo dài đến đó". Ni cô
cũng diễn đạt một sự dè dặt khác: sự cách xa của các căn cứ không quân, từ
đó hoàn toàn thiếu sự yểm trợ cho hành trình trong khi bay 300 km trên
vùng núi. Còn về trọng tải thì dự kiến cho người/ngày (7kg) xem ra khá nhẹ
đối với Ni cô mà giác quan thứ sáu chắc là đang có báo dộng bởi vì nhu cầu
về ăn uống lên tới 12 kg một người/mỗi ngày trong thời gian chiến dịch
nghĩa là đánh giá thấp hơn 70%. Hầu như chẳng đâu ra đâu cả
Nava đến Hà Nội ngày 17-11 và ấn định thời gian của Hải li là ba ngày sau,
ngày 20. Phòng chiến tranh tâm lí của thiếu tá Phốt xây Phrăngxoa đánh lạc
hướng bằng cách phao tin về một chiến dịch không vận trên điểm bắc vùng
châu thổ. Ngày 19 về Sài Gòn, ngày hôm sau Nava tiếp chuẩn đô đốc
Cabaniê từ Pa ri đến mang theo câu trả lời từ chối không đáp ứng yêu cầu