ngự của ông bị ghìm dưới một hỏa lực có độ chính xác tài tình và độc ác.
Vào khoảng 9 giờ, sau một đợt chuẩn bị hỏa lực ngắn, cuộc tấn công lại tiếp
tục và quật lùi số quân không đáng kể đối địch với họ , Việt Minh bám trụ
lại trên mỏm đồi. Theo lệnh của "Brêsơ", đại uý Alíc lấy một trung đội của
trung sĩ nhất Guýtvinle, cố chiếm lại đỉnh đồi. Hai mươi phút sau, quân số
của ông bị diệt một phần, ông lùi xuống sau khi cũng nhận được lệnh "tuỳ
nghi di động". Ông cho binh sĩ mang nhẹ, phá hủy vũ khí nặng và ra lệnh
rút lui về hướng các vị trí Clôđin. Ông đã cho qua được trung đội vũ khí của
trung sĩ nhất Thuvơnanh, trung đội của thiếu uý Đuybua, mới nhảy dù
xuống tám ngày trước đây, và trung đội Guýtvinle. Các đơn vị chậm nhất
của tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 Angiêri đều bị bắt trong sáng ngày 7, còn Alíc
và đoàn người ít ỏi của ông vượt qua sông.
Ở sở chỉ huy của tiểu đoàn 5 Việt Nam trên Êlian 4, thiếu tá Bôtenla được
yêu cầu tiếp xúc trên rađiô với Biga. Trung uý Ácmanđi, sĩ quan liên lạc,
đưa ống nghe cho ông: "Đây là "Bruynô", ông muốn nói với chỉ huy bảo an
đoàn".
Trời chưa sáng, những tiếng ầm nặng nề của pháo kích làm rung chuyển
hầm. "Bruynô” ra lệnh bắn súng cối vào khe máng đông bắc, nơi "có đầy
Việt Minh". Thật khôi hài, nhưng không thể cười nổi, Bôtenla trả lời "ông
đã gửi yêu cầu đạn cối về Hà Nội, khi nào nhận được hàng, ông sẽ chấp
hành mệnh lệnh".
"Tôi hiểu, Biga nói mà không bình luận gì. Năm quân dự bị của anh và tung
ra phản kích! Hết".
Quân dự bị? Sửng sốt, Bôtenla nhìn Ácmanđi. Quả là còn có trung sĩ nhất
Mêchiê, những khẩu cối, với một chục lính Nùng, trung sĩ Đuyclu, ba lần bị
thương, các báo vụ viên và vài lính dù người Việt trong các hào gần đó...
lấy gì mà phản kích. Đại đội 2 của đại uý Phú (Chú thích: Đại uý Phạm Văn
Phú được thăng cấp ở Điện Biên Phủ. Ngày 7-5 chạy thoát ngụy quân Sài