THƯƠNG THAY GIỐNG LỪA CHÚNG TÔI
T
hương thay giống lừa chúng tôi! Thương, thương thay, đúng là lừa
thật!… Về chuyện này thì ký ức của chúng tôi hãy còn tươi rói: cũng như
cái giống người các anh bây giờ, hồi ấy bộ tộc lừa chúng tôi cũng nói
chuyện với nhau bằng tiếng nói riêng. Mà tiếng nói của chúng tôi mới tuyệt
vời làm sao chứ! Nó thật du dương và dịu ngọt. Đúng là một thứ âm nhạc,
không thể nói thế nào hơn được! Thường hễ chúng tôi cất lên tiếng nói là
trăm loài khác nín hơi nghe. Hồi ấy chúng tôi có rống lên như thế này đâu.
Bây giờ thì chúng tôi cứ phải ráng sức đem tiếng rống của mình mà thể hiện
hết mọi ước mong tình cảm, ý nghĩ, thậm chí là cả những đau khổ nữa.
Nhưng làm sao có thể nói nhiều được bằng hai âm tiết “Ế-a! Ế-a”? Hỡi ơi,
chỉ còn hai âm tiết ấy là chúng tôi giữ lại được trong toàn bộ kho tàng ngôn
ngữ giàu có xưa kia.
Tôi nói vậy chắc các bạn lại sinh ra tò mò muốn biết có chuyện gì mà
đến nỗi tiếng nói của họ lừa lại biến thành từ ngữ như thế? Quả là đã có một
sự kiện khiếp đảm mà tôi sắp kể ra đây, cái sự kiện ấy đã cướp đi của chúng
tôi trí nhớ và thế là chúng tôi quên phắt ngay mất tiếng nói của mình.
Một cụ tổ lừa già nhà chúng tôi đang gặm cỏ ngoài đồng. Cụ vặt từng
nhánh cỏ và ngân nga mấy bài hát nhỏ. Bỗng nhiên cụ đánh hơi thấy một
mùi tanh tưởi hết sức khó chịu - mùi chó sói.
Mùi tanh ngày càng tanh hơn. Có sói đến gần, cái chết cũng đến gần.
Nhưng cụ lừa vẫn khăng khăng tự nhủ:
— Không phải sói đâu! Không có thể lại là sói được!
Nỗi khiếp hãi làm trái tim cụ thắt lại, nhưng cụ vẫn làm ra vẻ bình tĩnh
và vẫn tiếp tục lẩm bẩm:
— Sáng danh thánh Ala, không phải chó sói. Ở đây lấy đâu ra chó sói
mới được chứ?