chưa dứt câu chuyện, chàng thư sinh bỗng ôm mặt khóc. Ông lão lấy làm
ngạc nhiên, chưa kịp hỏi thì chàng thư sinh nói:
- Tôi là Thôi Hộ, người đã đề bài thơ trên cổng...
Chàng chưa dứt lời, ông đã mừng rú lên rồi lôi sền sệt chàng vào nhà, đưa
thẳng đến phòng.
Nhưng nàng thiếu nữ cũng vừa trút hơi thở cuối cùng.
Nhìn nàng thiếu nữ nặng tình yêu đã vì chàng mà vóc liễu tiều tụy, dung
nhan võ vàng, chết một cách thảm thiết, chàng cảm động quá, quỳ bên
giường, cầm lấy tay nàng. Chàng úp mặt vào mặt nàng, khóc nức nở!
Lạ thay, nước mắt của chàng rỏ xuống mặt nàng thiếu nữ họ Đào, thì nàng
bỗng từ từ mở mắt ra đăm đăm nhìn chàng, trên môi điểm một nụ cười tươi
thắm. Nàng đã sống lại. Ông già họ Đào mừng rỡ. Chàng thư sinh họ Thôi
hớn hở vui tươi.
Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn diễn tả Kim Trọng
sau khi về Liêu Dương hộ tang chú, quay trở lại vườn Lãm Thúy để tìm
Kiều, có câu:
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
Đó là do điển tích trên.