năm có tiếng là tứ kiệt Sơ Đường mà không nhận biết được cái dốt của
mình trong hai câu thơ ấy ư?
Nói xong dứt áo ra đi. Vương tha thiết yêu cầu giải thích. Khách không
phụ lòng, nên bảo:
- Hai câu thơ thừa chữ "dữ" và chữ "cộng". Nếu bỏ hai chữ thì thật tuyệt,
vừa gọn vừa thanh thoát, lại nhất khí:
Lạc hà cô vụ tề phi,
Thu thủy tràng thiên nhất sắc.
Vương Bột nhận ra, quả còn dốt thật, mới bái tạ lãnh lời chỉ giáo.
Từ đó, trong đêm khuya thanh vắng, trên bãi biển không còn hình bóng
của nhà thơ tài danh trẻ tuổi hiện ra nữa. Và giọng ngâm hai câu thơ bất hủ
bi ai, não ruột kia cũng chìm mất trong không gian cao rộng, mịt mờ. Đây
là một câu chuyện hoang đường.
Do câu chuyện gió đưa thuyền Vương Bột đến Đằng Vương các làm cho
Vương nổi tiếng tài danh, nên cổ thi có câu: "Thời lai, phong tống Đằng
Vương các" (Thời tới thì gió đưa đến Đằng Vương) để chỉ sự may mắn của
kẻ gặp thời. Những từ ngữ: "duyên Đằng", "gió đưa Đằng các" đều có ý
nghĩa như thế.
Trong "Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du có câu: "Duyên Đằng
thuận nẻo gió đưa" là do điển tích trên.