Khi nhập quan, con cháu sắp hàng ở trước quan tài để khóc và làm lễ.
Những người giúp việc khiêng xác bỏ vào quan rồi khiêng quan đặt ở giữa
nhà. Từ bây giờ, con cháu phải trải rơm ở hai bên linh cữu và thay phiên
nhau ngồi hầu suốt đêm ngày.
Khi đặt cữu đã xong, nhà giàu sang thì đặt linh sàng ở phía đông có đủ
mùng màn chăn gối. Nhà hẹp thì chỉ đặt linh tọa ở trước cữu mà thôi. Cứ
sáng và tối thì làm lễ triêu tịch điện, rước hồn bạch ở linh sàng ra linh tọa,
rồi lại rước từ linh tọa vào linh sàng.
Trước khi làm lễ thành thục, phải lập minh tinh là thứ cờ hiệu bằng lụa đỏ
có chữ ghi họ tên, chức tước cùng thụy hiệu chết bằng phấn trắng. Khi làm
lễ thành phục thì con cháu người chết theo nghi tiết phủ phục mà mặc đồ
tang, rồi quỳ lạy và khóc trước linh cữu.
Đồ tang phục có năm bực gọi là ngũ phục.
Áo đại tang để cha mẹ là áo trảm thôi (vải sô chặt bằng dao chớ không
dùng kéo hay sổ gấu có mảnh vải đính ở sau lưng (phụ phiến), hai mảnh
đính ở hai vai (thích). Ở lưng thắt một dây chuối hai vòng, ngoài phủ một
cái áo rộng bằng vải sô. Trên đầu có một cái khăn bằng vải sô bỏ múi sau
gáy. Con trai có mũ vành bằng bẹ chuối (mũ nùn) và gậy tre đẽo tròn nếu
tang cha hay gậy vông đeo vuông nếu tang mẹ. Gái thì đội mũ nhọn (mũ
mấn) bằng vải to che kín cả mặt.
Nếu mẹ chết trước cha, thì con để tang là áo cũng may theo kiểu trảm thôi
(sổ gấu) nhưng gấu có viền qua loa. Về tang ông bà, chị em, anh em, chú
bác cô dì thì tùy theo thứ tự thân sơ mà may đồ cơ phục (để một năm), đồ
đại công (để chín tháng) bằng vải to, đồ tiểu công bằng vải hơi thô và đồ ti
ma (để ba tháng) bằng vải nhỏ.
Trước khi tống táng thì làm lễ thiên cữu (dời cữu đi chỗ khác hoặc xích đi
một chút), và lễ yết tổ tức rước hồn bạch đến từ đường để cáo tổ tiên.
Đến ngày phát dẫn thì làm lễ khiển diện tức là lễ tiễn biệt, rồi rước linh cữu
đến đại dư. Khi phát dẫn thì đi trước hết là phương tướng (người mặc áo
mũ đạo sĩ, đeo nạ cầm dao) để khu trục tà quỷ; thứ đến có cờ đan triệu viết
chữ "trung tín" (nếu đàn ông) hoặc "trinh thuận" (nếu đàn bà) bằng phấn