loại bài có tính chất bày tỏ, tin tưởng, lạc quan, yêu đời, trìu mến. Có loại
bài tình tứ, duyên dáng, thắm thiết, say sưa. Có loại mang tính chất vui tươi
nửa trào phúng, nửa tình tứ một cách ý nhị. Có loại đượm nỗi nhớ nhung,
trách móc. Trong các bài Quan họ, nhiều nhứt là những bài để tỏ tình. Rất ít
bài nói lên sự thất tình. Nhưng trong sự tỏ tình có nhiều hình thức: khi thổ
lộ tâm tình, khi thăm dò lòng bạn, khi hy vọng, mong mỏi nhớ nhung người
tình, khi trách hờn giận, ghen tuông người tình; nhưng rốt cuộc những câu
thổ lộ tâm sự cùng là để thăm dò tình bạn là nhiều hơn cả. Ví dụ:
Anh như cây gỗ xoan đào,
Em như câu đối dán vào nên chăng?
Em như cây cảnh trên chùa,
Anh như con bướm đậu nhờ nên chăng?
Văn thể của hát Quan họ tuy là lối lục bát, nhưng khi hát, vì những chỗ lên
bổng xuống trầm, vì những nhu cầu của sự chuyển giọng, chuyển lời nên
loại dân ca này có mang vài đặc tính là bài hát bao giờ cũng có thêm vào
nhiều tiếng không có trong nguyên văn. Đó là những tiếng vô nghĩa, hoặc
những chữ hát chệch hẳn đi, hoặc những tiếng dùng để đưa hơi như: y, a, ư,
ô, ơ, a ha, ôi hôi, ư hư, ối a, ý a, này a, i ì ... hoặc những tiếng đệm (đệm lót
và đệm nghĩa) như: thời, mà, tình chung, ô mấy, ai ơi, là rằng, tình rằng,
tình tang, tình bằng... Nhờ những tiếng đệm, tiếng láy lập lại như thế mà và
nhất nhịp điệu tiết tấu của câu thơ lục bát được thay đổi luôn, trở nên phong
phú vô cùng.
Ví dụ phong dào có bài "Trống cơm":
Trống cơm khéo vỗ nên bông,
Một bầy con nít lội sông đi tìm.
Thương ai con mắt lim dim,
Một bầy con nhện giăng tơ đi tìm,
Thương ai duyên nợ tang bồng.
Khi trở thành hát Quan họ Bắc Ninh là:
1/ (Tình bằng có cái) trống cơm (khen ai) khéo vỗ (ố mấy bông) nên bông.
2/ Một bầy (tang tình) con nít (ố mấy lội lội) lội sông (ố mấy) đi tìm.
3/ (Em nhớ) thương ai (đôi) con mắt (ố mấy) lim dim,