ĐIỂN HAY TÍCH LẠ - Trang 449

Nguyễn Tử Quang

Điển hay tích lạ

Hát Trống Quân



Trong kho tàng dân ca Việt Nam, trống quân là một loại hát rất bình dân và
phổ biến tại miền Bắc; và đặc biệt hát trong các dịp hội hè mùa thu, nhất là
trong những đêm trăng sáng đẹp của trung tuần tháng tám.
Nguồn gốc hát Trống quân có nhiều thuyết:
Các nhà nho Việt Nam cho rằng "Trống quân" do hai chữ "Tống quân"
(tiễn bạn) mà ra. Theo tương truyền ngày xưa khi một ông quan rời tỉnh
này đi tỉnh khác, bạn bè tiễn đưa một quãng đường. Lúc sắp chia ly, người
đi đưa đặt một cái trống xuống đất rồi vừa nhịp trống vừa hát bài tiễn bạn
trong đó có câu: "Tống quân nam phó thương như chi hà" (khi ta tiễn bạn
đi về phía nam, lòng đau đớn thế nào ai rõ được) (theo G. Cordler).
Có thuyết cho rằng: Trống quân bày ra từ đời Nguyễn Huệ. Nguyên khi ra
Bắc đánh bọn xâm lược Thanh (cuối thế kỷ 18), quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà,
vua Quang Trung Nguyễn Huệ mới bày ra một cách cho đôi bên giả làm
trai gái hát đối với nhau để cho quân sĩ vui lòng. Đang khi hát có đánh
trống làm nhịp cho nên gọi là Trống quân (theo Phan Kế Bính).
Có thuyết gần giống như thuyết thứ hai, cho rằng; hát Trống quân có nguồn
gốc từ lối hát "Trung quân" một điệu hát của quân lính đi theo nhịp trống.
Mà quân đây là quân Nghệ Tĩnh của đạo binh Nguyễn Huệ kéo ra Bắc đánh
giặc Thanh xâm lăng, cõng nhau rong ruổi ngày đêm không nghỉ (*). Về
sau khi chiến tranh đã qua, nhân dân đem lối hát này vào những buổi hội hè
gọi là hát Trống quân (theo Phạm Duy).
Có thuyết cũng cho rằng loại hát này phát xuất từ những điều kiện lịch sử
gần giống như hai thuyết vừa kể, chỉ khác về mặt thời gian, là Trống quân
có từ đời Trần lúc chống giặc Nguyên xâm lược (thế kỷ thứ 13). Tục truyền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.