ĐIỂN HAY TÍCH LẠ - Trang 450

rằng: những lúc đóng quân để nghỉ ngơi, muốn giải trí, binh sĩ Việt Nam
ngồi thành hai hàng đối diện nhau, gõ vào tang trống mà hát. Cứ một bên
"hát xướng" vừa dứt thì bên kia lại "hát đối". Sau khi đuổi được quân xâm
lăng khỏi bờ cõi, hòa bình được lập lại, điệu hát Trống quân được phổ biến
trong dân gian. Có nơi gõ nhịp vào tang trống, có nơi căng một dây thép
thật thẳng để đánh nhịp (theo Vũ Ngọc Phan).
Người ta chưa tìm được thuyết nào là đúng.
Hát Trống quân cũng như hát Quan họ không phải thuộc hát lao động, mà
thuộc về loại hát lễ hay hát hội. Người hát thuộc về mọi tầng lớp trong xã
hội nông thôn. Nhà nho, thư sinh hát với con cái gia đình kỳ mục, giàu có
hay gia đình thường dân. Họ hoàn toàn không phải ca sĩ chuyên nghệ mà
chỉ là "tài tử" nghiệp dư sính hát, biết hát... Phần đông là trai và gái đến
tuần cập kê, đi hát hội để tìm gặp tài sắc, ước định tương lai.
Từ hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị vào Nam không có hát Trống quân. Từ
Thanh Hóa trở ra, loại hát này chỉ để hát vào dịp thu, nhứt là trong tháng
tám. Nhưng không hát ban ngày mà chỉ hát vào những đêm trăng, nhứt là
đêm rằm.
Hát hội có hai hình thức: hát vui chơi và hát thi lấy giải. Nơi hát có thể là
nhà riêng, giữa làng, đầu xóm hay trên sân đình Thành Hoàng.
Thi hát có khi tổ chức giữa hai nhóm trai vài gái, có khi giữ hai thanh nam
thanh nữ. Ngoài mấy cuộc thi hát tại nhà, trai gái nông dân tự động tổ chức
nhiều hội hát trên đám đất rộng giữa làng, bên bờ ruộng hay ở đầu cổng
xóm. Trai gái ngồi ra hai bên cách nhau chừng mươi thước. Giữa hai toán
có một cái "trống quân" mà ngày xưa gọi là "thổ cổ". Trai hát xướng lấy
que tre đánh vào dây kêu bình bình; gái hát đáp gõ cái sênh kêu cách cách
làm nhịp.
Trống quân, cũng như hầu hết các loại dân ca khác, vay mượn nhiều nơi
kho tàng phong dao. Văn thể Trống quân là thơ lục bát. Nhưng khi hát, câu
6 chữ và câu 8 chữ biến thể là cứ sau tiếng thứ hai ở mỗi câu, người hát
đệm tiếng thời, thì, hay này, v.v... Và, cứ đến tiếng thứ tư ở mỗi câu thì lên
giọng và thêm vào mấy tiếng í a hay ứ ư; có khi người hát lặp lại chữ chót
của câu 8 chữ. Thí dụ:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.