sai người đánh xe đến Trác Lộc, chỗ của nàng Mạnh Khương đương khóc.
Thái tử Phò Tô gọi nàng hỏi chuyện và tìm hiểu căn do nỗi oan ức của
nàng. Nàng bây giờ đã kiệt sức, phều phào thưa:
- Vì chồng tôi đã chết nơi biên thùy, tôi cũng xin chết theo để được cùng
nhau họp mặt ở suối vàng!
Nói xong, nàng nghẹn ngào, hấp hối, ngã quỵ rồi tắt thở. Đồng thời một
dãy tường mới xây sụp đổ theo!
Nghe chuyện bi thảm và xem cảnh hãi hùng, hai người nao nao cảm
động. Cả đến tướng sĩ và dân phu đều thương xót mà rưng rưng nước mắt.
Thái tử Phò Tô hạ lịnh hành lễ mai táng. Lễ truy tặng phẩm hàm Tả
Tướng quân cho Phạm Thực và truy phong tước hiệu Trinh Phu Nhân cho
Mạnh Khương. Phò Tô truyền chôn hai cỗ săng vào một cánh cửa Sơ Hải
quan chừng 8 dặm, cách ven Bột Hải chừng một dặm (dặm: 576m).
Thấy việc hiển linh lạ lùng, người ta lập gần nơi nầy một miếu đá gọi là
"Khương Nữ Tử". Đời sau, tại Cổ Bắc khẩu, tỉnh Hà Bắc và ở Lộ An, tỉnh
Sơn Tây, người ta cũng có dựng miếu đặt cùng một tên ấy. Vì sùng mộ
nhân đức của nàng, những bá tính xa gần thường đến chiêm bái.
Đời nhà Tây Hán (206-25), nhà Đông Hán (25 trước D.L.-220 sau D.L.),
nhà Ngụy (220-265), mộ nàng Mạnh Khương được triều đình lập cho nhiều
bia đá. Sang đời nhà Minh (1368-1644), miếu của nàng được trùng tu vẻ
vang.