Nguyễn Tử Quang
Điển hay tích lạ
Trúc mai
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn diễn tả
lúc nàng Kiều bán mình chuộc cha, đành lỗi ước với Kim Trọng, nàng than
thở có câu:
Tái sinh chưa dứt hương thề,
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai.
Và, đoạn diễn tả cảnh của Kiều lúc sống đầm ấm với Thúc Sinh:
Một nhà xum họp trúc mai,
Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông.
"Trúc mai" là cây trúc và cây bương.
Trúc thuộc một loại tre nhỏ. Bương là một giống tre to ở rừng. Lá to có thể
dùng gói bánh. Thân to dùng làm cột nhà. Cây bương già có hoa, gần giống
bông lau nhưng dài hơn, người ta gọi là bông mai, thường bó làm chổi, gọi
là chổi bông mai. Mai này không phải cây mơ, nở hoa trắng về mùa xuân.
Măng bương to và mập, người ta gọi là măng mai. Trong ca dao "Lính thú
ngày xưa" có câu:
Miệng ăn măng trúc măng mai,
Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng.
"Trúc mai" ở đây chỉ người bạn tình chung thủy. Vì trúc và mai là giống
cây có đốt thẳng lóng ngay (tiết thẳng); và suốt đời không thay đổi đốt,
lóng ấỵ Người ta mượn "trúc mai" để chỉ người bạn suốt đời \giữ được trọn
tiết (tiết nghĩa đen là đốt, như đốt trúc), không thay lòng đổi dạ, không nghĩ
quanh co (tre bao giờ cũng thẳng) tức là người giữ trọn được lời thề.
Hai người thề bồi với nhau, người này không giữ được lời thề, tức là mang
nợ (lời thền) với người kia. Và, theo thuyết luân hồi của đạo Phật: người
mắc nợ kiếp này thì kiếp sau phải làm trâu ngựa để trả cái nợ cho người
chủ nợ, như thế là tức là người giữ trọn lời thề.
Hình dung bằng cây trúc, cây mai là những người trọn đời giữ vững lòng
ngay tiết thẳng.